Các vị trí này vốn đã khó tuyển nay càng thêm chật vật, nhất là sau khi nhiều người lựa chọn cơ nghiệp mới ở những lĩnh vực ít rủi ro hơn.
LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0:166: Những tòa nhà chọc trời tại Việt Nam có nằm ngoài “Lời nguyền”?
CASE STUDY N0:165: ‘Lời nguyền’ giữa nhà chọc trời và khủng hoảng
Trong năm 1999, Andrew Lawrence đến từ ngân hàng đầu tư Dresdner Kleinwort Benson đã xác nhận những gì được biết đến như “những tòa nhà chọc trời đáng nguyền rủa”.
Ông Lawrence nhấn mạnh một sự tương quan đáng kinh ngạc giữa việc xây dựng các tòa nhà cao nhất thế giới và khủng khoảng kinh tế.
– Sự ra đời của Singer Builidung và Metropolitan Life Tower tại New York vào những năm 1908 và 1909 gần như trùng khớp với khủng hoảng tài chính vào năm 1907 và sự suy thoái kinh tế tiếp theo đó.
– The Empire State Building mở cửa năm 1931, tức là nó được xây cùng lúc Đại suy thoái diễn ra. (Đại suy thoái là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết năm 1930).
– Tiếp theo tòa tháp đôi Petronas Tower của Malaysia trở thành tòa nhà cao nhất thế giới vào năm 1996 ngay trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á diễn ra.
– Tòa tháp Burj Khalifa của Dubai hiện là tòa tháp cao nhất thế giới khai trương năm 2010, cùng lúc xảy ra khủng hoảng trong khu vực và toàn cầu.
CASE STUDY N0:164: Soát xét BCTC bán niên: Có như không?
1-Tuy nhiên, nhìn vào các BCTC soát xét thì thấy nổi lên một số vấn đề:
Thứ nhất, phần lớn ý kiến soát xét của CTKT đều chung chung và na ná nhau: “Chúng tôi đã thực hiện công tác soát xét BCTC theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam về công tác soát xét. Chuẩn mực này yêu cầu công tác soát xét phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo vừa phải rằng, BCTC không chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công tác soát xét bao gồm chủ yếu việc trao đổi với nhân sự của công ty và áp dụng các thủ tục phân tích trên những thông tin tài chính; công tác này cung cấp một mức độ đảm bảo thấp hơn công tác kiểm toán. Chúng tôi không thực hiện công việc kiểm toán nên không đưa ra ý kiến kiểm toán”.
Không ít NĐT đặt câu hỏi: phải chăng, đây không phải là báo cáo kiểm toán nên không cần đưa ra ý kiến nhận xét chi tiết? Hay nhận xét chung chung, thận trọng như vậy nhằm hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro cho CTKT?
Thứ hai, DN có bắt buộc phải đăng kèm báo cáo soát xét của đơn vị kiểm toán hay không? Thực tế, tại nhiều bản công bố BCTC soát xét được đăng tải trên website của Sở GDCK không có báo cáo soát xét của CTKT.
2-Việc không đăng tải báo cáo soát xét của CTKT kèm theo BCTC của DN khiến NĐT không thực sự tin tưởng vào tính xác thực về tài chính của DN. Nhưng việc chỉ đưa ra một thông tin “BCTC đã được soát xét” thì hầu như cũng không có giá trị đối với NĐT. NĐT có quyền đặt câu hỏi: CTKT có làm việc nghiêm túc hay không?
Theo giám đốc một CTKT thì hầu hết các đơn vị kiểm toán đều đưa ra báo cáo sau khi thực hiện soát xét. Do quan hệ khách hàng và họ cũng không có thẩm quyền yêu cầu DN phải công bố BCTC soát xét kèm theo báo cáo nhận xét của CTKT nên có những trường hợp DN cố tình không công bố nếu thông tin mà phía kiểm toán đưa ra không có lợi.
CASE STUDY N0:163: TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ: Nỗi buồn và những nghịch lý
1-Từ đầu năm 2015 đến nay, trái phiếu chính phủ không còn hấp dẫn giới đầu tư như trước nữa. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ?
2-Chính phủ có thêm lý do để lo lắng về tình hình ngân sách khi việc phát hành trái phiếu lại không được thành công như mong đợi trong tuần đầu tiên của tháng 5 này: Theo đó, Kho bạc Nhà nước chỉ huy động được 950 tỉ đồng với tỉ lệ trúng thầu 24%;
3-Hơn nữa, toàn bộ đều là kỳ hạn 15 năm, còn 2 loại kỳ hạn 5 năm và 10 năm thì không trúng thầu, theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).
CASE STUDY N0:162: BIDV: Dự phòng rủi ro tăng 41%, tỷ lệ nợ xấu 2.23%
Trong quý 1/2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV (HOSE: BID) đã trích lập 979 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm trước.
CASE STUDY N0:161: TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG .
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
2. Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, giải ngân từng lần theo thỏa thuận đối với nợ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
3. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
4. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
5. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.