Giai đoạn 2012-2014, hệ thống ngân hàng đã xử lý được ước đạt 311.100 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 67% tổng nợ xấu tại thời điểm tháng 9/2012.
LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0:158: NỢ XẤU: KHÁI NIỆM
1.1- Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
1.2- Định nghĩa nợ xấu ngân hàng là gì?
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau:
“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:
• Đã quá hạn trên 90 ngày
• Khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.
1.3- Một định nghĩa khác về nợ xấu là gì ?
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc: “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
2- Bản chất của nợ xấu là gì?
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,….
Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.
3-“Xử lý nợ xấu” là gì?
3.1-Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản…
3.2-Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được “cục nợ” dây dưa này.
3.3-Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua – bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.
CASE STUDY N0:157: Nổi tiếng về tiêu tiền, Việt Nam bị cảnh báo hạn chế vay nợ nước ngoài
Đại diện của IMF vừa đưa ra cảnh báo, Việt Nam nên hạn chế vay nước ngoài bằng ngoại tệ để giảm nợ quốc gia. Đồng thời nhiều ý kiến cũng cho rằng, mặc dù vẫn còn là nước nghèo nhưng Việt Nam lại nổi tiếng với hiện tượng tiêu xài tùy tiện, xa xỉ… bậc nhất thế giới.
CASE STUDY N0:156: NGÂN HÀNG VS SÂN SAU VS SỞ HỬU CHÉO: OCEANBANK!
Mất Oceanbank: Không chỉ là mất tiền!
Với việc đang nắm giữ 20% cổ phần ở Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) thì việc ngân hàng này bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng đã khiến CTCP Tập Đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) mất trắng khoản đầu tư trị giá 971 tỷ đồng.
Không chỉ thế, vì Công ty TNHH VNT và CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà (Sông Đà) cũng đang nắm lần lượt 20% và 6.65% vốn tại Oceanbank, nên cũng khiến cho giới đầu tư thêm e ngại về khả năng thu hồi số tiền 1,142 tỷ đồng của OGC đang nằm tại VNT và 898 tỷ đồng tại Sông Đà. (Xem thêm thông tin về Công ty TNHH VNT tại đây)
Việc mất đi Oceanbank chắc chắn sẽ khiến OGC mất đi một khoản tài sản không hề nhỏ. Nhưng không chỉ có vậy, OGC còn mất đi (i) hậu phương tài chính và rõ ràng trong tương lại sẽ rất khó để OGC có thể dễ dàng tìm nguồn vốn hậu thuẫn khi cần. Điều này khiến hoạt động kinh doanh của OGC trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới. Một mất mát không hề nhỏ nữa đó chính là niềm tin của giới đầu tư vào hoạt động quản lý của OGC khi việc đầu tư chồng chéo hiện tại (xem thêm bên dưới) đã khiến cho rủi ro hoạt động của công ty này tăng cao.
Ai sẽ là người cần lo lắng?
Đứng trước khả năng mất đi một phần tài sản không hề nhỏ cũng như hậu phương tài chính thì hoàn toàn có thể hiểu được khi giới đầu tư lo ngại về khả năng duy trì hoạt động của OGC. Bên cạnh các cổ đông thì có lẽ các chủ nợ của OGC cũng sẽ là những người phập phồng lo sợ khi tài sản của OGC đang được tài trợ chủ yếu từ Nợ phải trả.
Tổng tài sản của OGC tính đến cuối năm 2014 là 11,944 tỷ đồng, được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả với 7,445 tỷ đồng, chiếm 62.3% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 4,773 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 2,672 tỷ đồng.
Nguồn nợ của OGC đang tập trung chủ yếu ở các khoản mục như Phải trả ngắn hạn khác, Phải trả dài hạn khác, Vay nợ dài hạn… Vậy ai đang là những chủ nhân của các khoản nợ này?
Các khoản mục chính trong Nợ phải trả của OGC đến 2014
(Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng)
– Phải trả ngắn hạn khác là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu nợ của OGC với 2,846 tỷ đồng. Khoản mục này bao gồm: Phải trả Công ty Vincom Retail 700 tỷ đồng, Công ty TNHH Nhà Sinh Thái 500 tỷ, CTCP Đồng Phú Hưng – Bình Thuận 500 tỷ, CTCP Tài chính Điện lực, khoản cổ tức chưa trả 215 tỷ đồng và bà Hứa Thị Bích Hạnh 116.5 tỷ đồng.
– Phải trả dài hạn khác trị giá 1,400 tỷ đồng bao gồm Oceanbank 430 tỷ đồng, CTCP Giáo dục Quốc tế Thần Đồng gần 414 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Nông nghiệp Công nghệ cao Hà Nội 220.5 tỷ, CTCP Đầu tư và Thương mại Mạnh Hà 200 tỷ đồng.
– Tổng giá trị vay nợ của OGC (ngắn hạn và dài hạn) là 1,630 tỷ đồng, từ các ngân hàng: Oceanbank 658 tỷ đồng, NHTMCP Hàng Hải (MaritimeBank – MSB) 500 tỷ đồng, NHTMCP Quốc Dân (NVB) 450 tỷ đồng.
– Người mua trả tiền trước ngắn hạn 748 tỷ đồng. Tuy nhiên trong thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 không có chi tiết khoản mục này.
– Bên cạnh đó, OGC vẫn còn nhiều chủ nợ nhỏ hơn khác với giá trị từ 284 tỷ đồng trở xuống.
Trong các khoản nợ hiện tại thì có lẽ các chủ nợ ngân hàng sẽ là người ít lo lắng nhất khi các khoản vay nợ của OGC được thế chấp bằng tài sản. Trong khi đó, rủi ro đối với các chủ nợ khác sẽ cao hơn.
Tài sản OGC đang tập trung ở đâu?
Tài sản của OGC hiện tập trung chủ yếu ở khoản mục phải thu dài hạn với 2,676 tỷ đồng chiếm 22.4% tổng tài sản, và phải thu ngắn hạn 2,566 tỷ đồng chiếm 21.5% tổng tài sản. Tiếp theo là đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và cuối cùng là tài sản cố định.
Chi tiết tài sản của OGC đến 2014
(Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng)
Hiện tài sản của OGC tập trung ở một số công ty nổi bật sau:
– Công ty TNHH VNT với tổng giá trị 1,142 tỷ đồng bao gồm trả trước người bán 112 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác 226 tỷ đồng và phải thu dài hạn khác 804 tỷ đồng. VNT cũng đang là cổ đông của Oceanbank khi nắm 20% cổ phần.
– NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) 971 tỷ đồng (đầu tư vào công ty liên kết).
– CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà với 898 tỷ đồng bao gồm đầu tư ngắn hạn 181 tỷ đồng, trả trước người bán 185 tỷ đồng và 532 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác. CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà cũng đang là cổ đông của Oceanbank khi nắm 6.65% cổ phần.
– CTCP Đầu tư và Thương mại Vneco Hà Nội với 539 tỷ đồng bao gồm đầu tư ngắn hạn gần 381 tỷ đồng, trả trước người bán 117 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác 41 tỷ đồng,
– Tộng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (HNX:VCG) với 500 tỷ đồng (trong khoản mục phải thu dài hạn khác).
– CTCP Chứng khoán Đại Dương 306 tỷ đồng (đầu tư vào công ty liên kết).
Ngoài ra, tài sản của OGC còn tập trung ở một số công ty đáng chú ý như CTCP SGG Văn Thánh 198 tỷ đồng (phải thu dài hạn khác), CTCP Đầu tư – Tư vấn Tài chính Liên Việt với 145 tỷ đồng (phải thu dài hạn khác), CTCP Đầu tư Thành An 144 tỷ đồng (trả trước người bán), ông Hà Trọng Nam 128 tỷ đồng…
CASE STUDY N0:155: NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH: Nông trường sông Hậu: Xin xóa nợ và không cổ phần hóa
Lo xảy ra bất ổn đến tình hình kinh tế, chính trị của địa phương, Cần Thơ xin Chính phủ không thực hiện cổ phần hóa Nông trường sông Hậu.
CASE STUDY N0:154: NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH: Chết không chôn được…
Tỉnh Yên Bái hiện có 4 Cty lâm nghiệp và 3 lâm trường. Các lâm trường gần như đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nay, sống như chết, còn các Cty lâm nghiệp thì dật dờ. …
CASE STUDY N0:153: GIÁO DỤC VS CÔNG CHỨC
Người viết được anh bạn lái xe chuyên chở người đi lễ kể cho câu chuyện cười ra nước mắt:
“Ở một di tích nọ người ta sơn lại tượng, vì sơn chưa khô nên ban quản lý di tích đặt trước pho tượng tấm biển ghi “Tượng ướt, không sờ mó”: Một cô ăn mặc nom rất “cành vàng lá ngọc” xì xụp khấn vái: “con trăm lạy, nghìn lạy ngài “Tượng ướt không sờ”, xin ngài phù hộ cho con béo thêm ba cân, cao thêm guốc nữa…”.
Nghĩ mãi mới hiểu “guốc” của cô ấy là “guốc cao gót” cỡ 15-20 phân gì đó!?
Năm 2001 sau đợt kiểm tra của Bộ giáo dục và Đào tạo, cả nước có khoảng hơn vạn cán bộ, công chức dùng bằng rởm, số liệu này không được công bố rộng rãi và ít ai biết những người này bị kỷ luật thế nào?. [2]
Từ đó đến nay, 15 năm đã qua, cái sự “rởm” về trình độ của hơn vạn con người kia, ai dám nói là không tăng lên với số lượng không thể ước đoán. Nhận định như vậy có phải hơi chủ quan không?
CASE STUDY N0:152: XẾP HẠNG QUỐC TẾ VS THỰC TẾ GIÁO DỤC : Điều nguy hiểm khi OECD xếp giáo dục Việt Nam thứ 12
1-Vị trí này không khẳng định được chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.
Ngay trong báo cáo này, OECD cũng nói rõ thống kê này không mang tính đại diện của cả hệ thống giáo dục vì mẫu nghiên cứu không phải là tất cả HS đang theo học. Đây chỉ là điểm số xếp hạng của HS từng nước tham gia vào bài đánh giá của hai môn Toán học và Khoa học. Vì thế, không phải cứ xếp hạng cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt.
2-Hơn nữa, trong báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước được nhắc đến rất nhiều vì những điểm khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.
Đặc biệt, OECD nhấn mạnh vào tỷ lệ học sinh theo học phổ thông của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 64% trong tổng số thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 15 trong năm 2012, đứng thứ 74/76 (xem bảng dưới).
3-Cũng theo báo cáo, Việt Nam là nước đứng thứ nhất về tiêu chí “thiếu tự tin vào khả năng toán học học của HS với thành tích toán học”:Tức là, HS đạt kết quả thấp trong bài kiếm tra ở những câu mang tính thực hành. Như vậy câu hỏi đặt ra cho giáo dục của chúng ta là tại sao HS Việt Nam vẫn chỉ giỏi lý thuyết và yếu thực hành?
Đó chính là vấn đề mà ngành giáo dục phải quan tâm và phải có giải pháp để có thể cải thiện được thực trạng hiện nay.