TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0:108: Giáo dục Việt Nam cần làm gì sau 2 bảng xếp hạng?

PS: ĐỪNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN VÌ DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CỦA BẢNG WEF LÀ …RÁC (GDP/NGƯỜI TRÊN $5600 + TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CHỈ CÓ 2,2%!)

Cập nhật : 01:05 | 16/05/2015

– Bảng xếp hạng của OECD hay bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế tế giới công bố hôm 13/5 cho thấy những lỗ hổng lớn cần khắc phục trong giáo dục đào tạo của VN.

Những con số thách thức

Với bảng xếp hạng của OECD, Việt Nam xếp thứ 12 từ kết quả khảo thí của môn Toán và khoa học của học sinh độ tuổi 15.

Theo bảng xếp hạng về “Nguồn vốn con người” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), vị trí chung của Việt Nam là 59/124 quốc gia; tính riêng ở nhóm tuổi dưới 15 thì chỉ số này khiêm tốn hơn, ở vị trí 78.

CASE STUDY N0:107: Nhà đầu tư Qatar phủ nhận mua tòa Keangnam

Cháu trai Tổng thư ký Liên hiệp quốc đang bị điều tra vì cáo buộc giả mạo giấy tờ trong vụ bán lại tòa nhà Keangnam Landmark Tower tại Hà Nội.

tieeÔng Ban Ki-sang, em trai của ông Ban Ki-moon, là cố vấn cao cấp của tập đoàn trong nhiều năm. Ông đã gợi ý Keangnam Enterprises giao quyền độc quyền bán tòa nhà cho con trai ông là Bahn Joo-hyun.

Ông Bahn Joo-hyun hiện là giám đốc điều hành của một công ty bất động sản trụ sở New York. Ông này đang bị tình nghi ràng buộc Keangnam Landmark 72 và chủ nợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bán tòa nhà.

Sau khi Bahn Joo-hyun báo tin QIA ngỏ ý muốn mua, Keangnam đã giao trước cho ông 550.000USD, với điều kiện ông phải trình được thư ngỏ từ QIA.

Theo đó, ông bị cáo buộc đã làm giả lá thư từ một nhà đầu tư tiềm năng là quỹ đầu tư nhà nước Qatar Investment Authority (QIA).

Ông gửi lá thư giả mạo này tới Keangnam, trong đó khẳng định QIA đã thực hiện xong mọi thủ tục để hoàn thành thương vụ.

“Chúng tôi đang chờ phê duyệt của Giám đốc điều hành, Ban lãnh đạo QIA đã nhất trí sơ bộ để phân bổ vốn cho giao dịch này. QIA dự kiến sẽ tiến hành hợp đồng trước cuối tháng, nếu không có gì trở ngại”, lá thư viết.

Keangnam Enterprises – nhà đầu tư của tòa nhà – đã chuyển lá thư cho các chủ nợ vào tháng Ba.

QIA lên tiếng phủ nhận độ xác thực của lá thư.

“Đó hoàn toàn là giả mạo. Họ thậm chí giả cả chữ ký của tôi. Chúng tôi còn không biết Keangnam là tập đoàn nào”, quan chức QIA cho biết.

Các email qua lại giữa QIA và Bahn Joo-hyun cho thấy khẳng định của QIA là chính xác.

“Như đã trao đổi trong các email trước, chúng tôi từ chối thương vụ và không đàm phán gì thêm từ đó tới nay”, một email từ QIA viết.

Ông Bahn từ chối trả lời các câu hỏi từ phía nhà điều tra Hàn Quốc với lý do thương vụ vẫn đang trong tiến trình thỏa thuận.

Uy tín của ông Ban Ki-moon có thể bị ảnh hưởng, vì người cháu trai liên tục nhắc đến tên ông trong các cuộc đàm phán với Keangnam Enterprises.

Khi tập đoàn phàn nàn về tiến trình bán tòa nhà bị chậm chễ, ông Bahn khẳng định Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã nhắc đến tòa Landmark 72 trong một cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Qatar.

Ngoài ra, khi trao đổi với QIA, ông Bahn cũng nhiều lần nhắc đến tên người bác, một quan chức QIA cho biết.

Hiện đang có nghi vấn ông Ban Ki-moon đã “kết nối” em trai với Keangnam Enterprises, vì ông là thành viên sáng lập diễn đàn Chungcheong Forum. Đây là một diễn đàn dành riêng cho các nhân vật chính trị cấp cao của tỉnh Chungcheong. Nhà sáng lập của diễn đàn là ông Sung Wan -jong – cựu Chủ tịch Keangnam Enterprises – đã tự tử vào tháng Tư.

Được biết, khi xây tòa Landmark 72 tại Việt Nam, Keangnam Enterprises đã phải ôm khoản nợ 485 triệu USD. Hiện tập đoàn này đã hủy niêm yết khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc và rao bán tòa nhà.  

CASE STUDY N0:106: TỶ GIÁ + LÃI SUẤT = MẤT THỊ PHẦN CẢ TRONG LẪN NGOÀI NƯỚC?

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tăng giá USD thêm 1%. Tuy nhiên, so với thực tế đang diễn ra thì nhiều doanh nghiệp cho rằng chừng đó chưa giúp cải thiện tình hình, nhất là lĩnh vực xuất khẩu.

Theo tổng cục Thống kê, tính chung bốn tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước đạt 50,1 tỉ USD, chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15 tỉ USD, giảm 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 35,1 tỉ USD, tăng 12,6%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước đạt 53,1 tỉ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 20,7 tỉ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỉ USD, tăng 27,8%.

Các số liệu trên cho thấy, tổng mức nhập siêu trong bốn tháng đầu năm khoảng 3 tỉ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 5,7 tỉ USD, cao hơn mức 3,8 tỉ USD của cùng kỳ năm 2014; khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,7 tỉ USD, thấp hơn mức 5,8 tỉ USD của cùng kỳ năm trước. Năng lực xuất khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài đều yếu đi, trong đó, khu vực kinh tế trong nước lộ rõ yếu kém hơn. Nguyên nhân tình trạng này, nhiều doanh nghiệp cho rằng do chính sách tỷ giá.

Theo số liệu của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tháng 4 cải thiện đáng kể khi đạt 514 triệu USD, đưa kim ngạch bốn tháng đầu năm lên con số 1,87 tỉ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, mức giảm đã được cải thiện so với con số giảm 20,6% trong quý 1.

Tuy nhiên, dẫn trường hợp của chính doanh nghiệp mình, ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), cho rằng con số trên chưa phản ánh hết thực tế khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt. Trong tháng 4, sở dĩ xuất khẩu thuỷ sản giảm thấp hơn các tháng trước là do các doanh nghiệp phải chọn giải pháp bán hàng ra bằng mọi giá để cắt lỗ. Chẳng hạn đối với con tôm thẻ chân trắng. Nếu như cuối năm 2014, doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu tại thị trường nội địa ở mức 100.000 đồng/kg loại 100 con/kg, đến cuối tháng 3.2015 giá tôm rớt xuống còn 70.000 đồng. Tôm nguyên liệu và xuất khẩu rớt liên tục, mất giá khoảng 25 – 30% so với cùng kỳ do chịu tác động điều chỉnh tỷ giá của các đồng nội tệ trên thế giới suốt nhiều tháng qua. “Có công ty ôm mười mấy ngàn tấn tôm, thua lỗ quá nên họ buộc phải bán ra chứ thực tế thị trường chưa tốt lên như đánh giá!”, ông Lĩnh nói.

Trong vòng một năm trở lại đây, đồng USD tăng giá khoảng 20% so với các đồng yen Nhật, euro, won Hàn Quốc… khiến mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này đắt hơn. Ở chiều ngược lại, việc chủ động phá giá đồng nội tệ trung bình 18 – 20%, nhằm hỗ trợ xuất khẩu cũng giúp cho giá thuỷ sản của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… chiếm ưu thế hơn hẳn. Hồi tháng 3 năm nay, chênh lệch giá 1kg tôm thẻ chân trắng của Việt Nam so với Ấn Độ tại thị trường Mỹ chỉ là 2 USD (TGTT đã đề cập – PV), nhưng đến tháng 4 biên độ giãn ra 3 USD. Tương tự, giá cá tra xuất vào châu Âu sau khi giảm 5% hồi quý 1 thì sang tháng 4, doanh nghiệp lại buộc phải giảm thêm 10 – 15% để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước khác. “Thị trường xuất khẩu khó khăn nhưng giá hàng của Việt Nam có sự chênh lệch khá xa so với các nước nên chúng ta mất lợi thế cạnh tranh”, ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc công ty Agifish, nói.

Câu hỏi đặt ra là tại sao doanh nghiệp Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc có thể bán tôm, cá rô phi đơn tính, thậm chí là cá da trơn cùng loài của Việt Nam thấp hơn 20 – 30% mà họ vẫn có lời. Còn doanh nghiệp Việt Nam, với giá bán đó, cộng đồng doanh nghiệp kêu ca chỉ có thua lỗ đến thua lỗ? Một điều dễ thấy, đó là biên độ phá giá của đồng tiền Việt Nam với đồng nội tệ của các quốc gia xuất khẩu khác vẫn còn chênh lệch khá lớn, do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá của Việt Nam dĩ nhiên phải thấp hơn.

Ông Lê Văn Quang, tổng giám đốc tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, cho rằng việc phá giá VND 2% từ đầu năm đến nay “chưa đủ giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các đối thủ. Vậy nên các doanh nghiệp tôm đang gặp khó khăn, hàng bán không được, tồn kho rất nhiều!”

Còn ông Trần Văn Lĩnh thì so sánh trong khi các nước chủ động phá giá đồng tiền trung bình 20 – 22%, thì Việt Nam mới điều chỉnh 2% chưa có nghĩa lý gì. 

CASE STUDY N0:105: Huỳnh Phú Kiệt, chủ tịch HĐQT công ty Toàn Thịnh Phát: Sự trong sáng không bao giờ mất

Tốt nghiệp đại học Kiến trúc năm 1994, đầu quân về hội Kiến trúc sư Việt Nam, và đã có nhiều công trình đoạt giải thưởng kiến trúc quốc gia, vì sao anh lại quyết định “sang ngang”, khởi nghiệp kinh doanh cùng những người bạn? 

Cơ duyên đến với tôi từ may mắn khi được nhận thiết kế toà nhà trụ sở cho Sacombank, từ đó biết anh Đặng Văn Thành, lúc đó là chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank. Chính anh Thành là người thầy, gợi mở cho tôi bước vào kinh doanh, còn sư phụ tôi, kiến trúc sư Khương Văn Mười thì luôn đứng sau động viên, cổ vũ.

CASE STUDY N0:102: Đại gia “lấp” sông Đồng Nai và khoản nợ nghìn tỷ gây “choáng”

Cũng trong báo cáo thường niên năm 2013 được phát hành vào tháng 4/2014 của doanh nghiệp này, dự án được các nhà khoa học khẳng định “lấp sông Đồng Nai” sẽ mang về lợi ích thương phẩm tạo doanh thu 555 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng trong vòng 3 năm kể từ 2015-2017 khi triển khai bán hàng giai đoạn 1 với thương phẩm 1 ha gồm 108 căn phố liền kề.

Sau đó, giai đoạn 2 từ 2017-2020 gồm căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 15,4ha), khách sạn 4-5 sao (đất thương phẩm 4,3ha) và văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 6,8ha) với mức lợi nhuận kỳ vọng 260 tỷ đồng tính trên giá bán bình quân 30 triệu đồng/m2.