2-Phản hồi về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN từng cho biết, việc mua điện của các nước ngoài biên giới là chuyện “rất bình thường” với doanh nghiệp ngành điện thậm chí nguồn điện từ Trung Quốc rất quý với Việt Nam thời điểm bắt đầu ký hợp đồng vì nếu không có EVN sẽ phải tiết giảm điện với quy mô tương đối lớn.
3-“Hào phóng” mua điện Trung Quốc làm méo mó thị trường
Trao đổi với BizLIVE, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho biết, hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0.77: QUỐC HỮU HÓA KIỂU NGA: Putin có thể trưng dụng vốn của đại gia dầu khí Siberia
Tổng thống Nga Putin được cho là đang tìm cách trưng dụng vốn từ OAO Surgutneftegas, một tập đoàn dầu khí tư nhân lớn hoạt động tại vùng Siberia, nhằm dùng nguồn vốn của công ty này hỗ trợ cho tập đoàn dầu khí Rosneft và giải quyết những khó khăn tài chính của chính phủ.
Tập đoàn chuyên khai thác dầu thô tại Siberia này có nguồn vốn lên tới 34 tỷ USD, theo tính toán của Bloomberg. Ông chủ của công ty này là Vladimir Bogdanov, cũng là người đã điều hành trong suốt 30 năm qua.
Một kịch bản hiện được nhiều người nói đến là Surgut sẽ mua 19,5% cổ phần của Rosneft mà chính phủ dự kiến đưa ra đấu giá.
Điều này có thể giúp Rosneft trả khoản nợ trị giá 23,5 tỷ USD sắp đến hạn. Biện pháp này sẽ rất có lợi đối với Chủ tịch Rosneft là Igor Sechin, một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Putin.
Thương vụ này có thể làm hồi sinh Rosneft, hiện là công ty dầu khí có sản lượng lớn nhất thế giới, và có lợi cho toàn ngành dầu khí Nga nói chung. Dầu khí cũng là ngành đóng góp phần lớn cho ngân sách chính phủ Nga.
Sử dụng Surgut để hỗ trợ cho Rosneft cũng sẽ làm giảm áp lực cho Chính phủ Nga, bởi chính quyền của ông Putin đang phải tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua cuộc suy thoái. Rosneft đã đề nghị chính phủ hỗ trợ khoảng 25 tỷ USD, song Bộ Kinh tế Nga không thể đáp ứng yêu cầu của công ty này.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Putin được cho là can dự vào hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí tư nhân ở Nga.
S.J.C chào bán cạnh tranh cổ phiếu EIB
FYI: KẾT THỨC PHIÊN SÁNG NAY: EIB CÒN 12.300VNĐ/CP!
Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (S.J.C) vừa có thông báo về việc chuyển nhượng vốn đang nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HOSE: EIB). Hiện S.J.C đang nắm giữ 25,620,084 cổ phần (tương đương 2% vốn điều lệ) tại EIB.
Theo đó, S.J.C cho biết, nhà đầu tư có nhu cầu mua cổ phần EIB đến liên hệ và nhận hồ sơ mời chào bán cạnh tranh tại trụ sở công ty ở quận 3, TPHCM.
Thời gian phát hành hồ sơ mời chào bán cạnh tranh từ 10h ngày 17/3/2015 đến trước 09h ngày 24/3/2015.
Ông Nguyễn Quốc Hùng thôi làm thành viên HĐQT DongABank từ ngày 25/2/2015.
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) vừa có thông báo cho biết, kể từ ngày 25/2/2015, ông Nguyễn Quốc Hùng thôi giữ chức thành viên HĐQT DongABank nhiệm kỳ 7 (2010 – 2015).
Lý do là ông Nguyễn Quốc Hùng được điều động sang công tác vị trí mới nên Văn phòng Thành ủy TP.HCM thôi cử ông Nguyễn Quốc Hùng là đại diện quản lý phần vốn của văn phòng thành ủy tại DongABank.
Ông Nguyễn Quốc Hùng là người đại diện vốn của Văn phòng Thành ủy tại DongABank từ tháng 4/2014 thay cho ông Phạm Văn Bự nghỉ hưu theo chế độ. Văn Phòng Thành Ủy là cổ đông lớn đang nắm giữ 6,87% vốn của DongABank.
“Thống đốc xác nhận việc SaigonBank về một nhà với Vietcombank”
(Kinh tế) – HSC cho biết Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình xác nhận cơ quan này đã phê duyệt về mặt chủ trương SaigonBank sẽ được sáp nhập với Vietcombank.
Cấu trúc cổ đông của SaigonBank bao gồm Văn phòng Thành ủy TPHCM (18,2%), Nhà Phú Nhuận (16,6%), Công ty Du lịch và thương mại Kỳ Hòa (16,4%), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM – Saigon Petrol (14,1%) và Vietinbank (10,4%).
VietABank: Tập đoàn Việt Phương “soán ngôi” Chủ tịch từ S.J.C
Dưới áp lực tăng vốn lên 3,000 tỷ để tồn tại, VietABank đã “gửi phận” cho nhóm cổ đông liên quan đến ông Phương Hữu Việt trong năm 2010. Thương vụ khép lại với nhiều tai tiếng bởi nhóm cổ đông mới đã đem cầm cố lượng cổ phần này khi chưa hoàn tất việc mua với nhiều ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy với tỷ lệ 29.8% (Trước hợp nhất, Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn có đầu tư vào 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB và Ngân hàng Nông thôn Đà Nẵng).
Qua 8 năm hoạt động và nhiều lần tăng vốn, cổ đông sáng lập vẫn là những thành viên chủ chốt và nắm quyền lực tại ngân hàng. Đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT là ông Đỗ Công Chính, đại diện cho cổ đông lớn S.J.C. Cùng tham gia HĐQT tại VietABank còn có đại diện các cổ đông lớn khác như bà Nguyễn Thị Phụng (Eximbank), ông Lâm Triều (Quỹ ĐTPT Đô Thị TPHCM nắm gần 3% vốn) và ông Phan Văn Tới (CCI).
Đến năm 2010, dưới áp lực phải tăng vốn lên trên 3,000 tỷ đồng để tồn tại theo quy định của NHNN, VietABank đã bán 51 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và vị Chủ tịch Phương Hữu Việt của tập đoàn này. Cơ cấu sở hữu ngân hàng VietABank có sự thay đổi lớn, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và ông Phương Hữu Việt trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 17.36% vốn điều lệ của Việt Á. Các cổ đông lớn còn lại gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Hòa Bình (11.62%), CTCP Phú An Thạnh (8.85%), Eximbank (EIB) và Văn phòng Thành ủy TPHCM.
NamABank ‘gom’ cổ phiếu OCH và OGC từ SDCon
Bao gồm 5,35 triệu cổ phiếu OGC (Tập đoàn Đại Dương) và 1,75 triệu cổ phần OCH (Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương) Theo thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà (SDCon) đã chuyển 5,35 triệu cổ phiếu OGC (Tập đoàn Đại Dương) và 1,75 triệu cổ phần OCH (Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương) sang cho Ngân hàng TMCP Nam Á. Ngày hiệu lực chuyển quyền sở hữu: 7/1/2015. Với OCH, SDCon không phải là cổ đông lớn và trong 1 năm trở lại đây không giao dịch cổ phiếu này. Giao dịch cổ phiếu OCH diễn ra khá èo uột, gần 1 tháng nay không có cổ phiếu được trao đổi trên sàn. OGC “miệt mài” đăng ký bán cổ phiếu OCH nhưng bất thành. Trước đó, NamABank cũng vừa nhận chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phiếu OCH từ nhà đầu tư cá nhân là bà Nguyễn Thị Lan Hương ngày 31/12/2014. Giao dịch được thực hiện qua hệ thống VSD. Với OGC, ngày 5/12/2014, SDCon chính thức không còn là cổ đông lớn của Ocean Group sau khi bán ra 572 nghìn cổ phiếu để xử lý tài sản đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng. Sau giao dịch nói trên, SDCon nắm giữ 14,62 triệu cổ phiếu OGC – tương đương 4,87% vốn điều lệ Ocean Group |
NamABank – Eximbank: Nhớ kịch bản thâu tóm Sacombank
Nhiều đại gia dần dần lộ diện trở thành những ông trùm thực sự trong lĩnh vực ngân hàng khi quá trình tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ. Thêm những nước cờ bất ngờ tại Eximbank mà tới phút cuối người ta mới hình dung được về người cầm trịch cuộc chơi.