TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.87: TÔI MUỐN TÁT VỠ MẶT THẰNG VIỆN TRƯỞNG NÀY !!!

PS: XIN CÁC BÁC ĐỪNG LÀM NHỤC ….QUỐC THỂ QUÁ! HUHU….

Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TP HCM

Vụ lấp sông Đồng Nai: hằn học với dư luận! 

Báo Người lao động

14/05/2015 11:29


(NLĐO)- Người có trách nhiệm đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai đã không đưa ra được lý lẽ thuyết phục dư luận mà chỉ hằn học với những ai có ý kiến phản biện.

“Dư luận là ai? Toàn những kẻ phá hoại” – câu nói của ông Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TP HCM về những đánh giá của dư luận, của các nhà khoa học về dự án lấp sông Đồng Nai đã làm rất nhiều bạn đọc ngỡ ngàng, bức xúc.

Xúc phạm người dân

“Là một nhà khoa học, ông Phước nên chứng minh những quan điểm trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của mình là đúng trên cơ sở khoa họcchứ không thể có cách nói “hờn giận” như một cậu học sinh cấp 2 như vậy. Cách nói này xúc phạm các nhà khoa học, xúc phạm người dân quan tâm và bị ảnh hưởng bởi dự án này” – bạn đọc Phạm Khoa nhìn nhận.

Trả lời cho câu nói trên, bạn đọc Nguyễn Thế Hùng, dẫn chứng: Dư luận mà ông Phước đề cập chính là các nhà khoa học. Cụ thể: TS Nguyễn Trí Long đã chỉ rõ và chứng minh ĐTM đã sao chép từ dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.

Trước đó, GS – TSKH Phạm Hồng Giang, nguyên thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng cho rằng không ai đi lấn và lấp sông bừa như thế khi san lấp sông Đồng Nai để làm khu đô thị. Không hiểu sao tỉnh Đồng Nai lại lại có thể làm việc hết sức liều lĩnh và vô trách nhiệm như vậy.

Kế đến, bà Lâm Thị Thu Sửu, đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cũng cho rằng ngay từ tính pháp lý, dự án đã xuất hiện nhiều lỗ hổng. Việc cấp phép dự án cũng vi phạm nhiều quy định của pháp luật… “Dư luận như thế này có đáng tin cậy hay không, hay chỉ là những kẻ phá hoại như lời ông Phước viện dẫn” – bạn đọc Nguyễn Thế Hùng đặt vấn đề.

Ồ ạt lấp sông Đổng Nai làm dự án địa ốc gây bức xúc dư luận. Ảnh: Xuân Hoàng

Trước ý kiến cụ thể về những bất cập của ĐTM, hầu như ông Phước không phản biện được mà chỉ bác bỏ bằng những lời lẽ hết sức thô thiển: “”không có sao chép gì ở đây hết”; “tính số liệu mới làm chi, kết quả cũng như thế thôi”; “tôi không quan tâm…”.

Nhiều bạn đọc ngao ngán cho cách hành xử của vị viện trưởng này. “Người đứng đầu một viện về tài nguyên và môi trường mà lập luận như vậy thì tài nguyên thiên nhiên còn gì? Chẳng trách sông ngòi khu vực này bị xâm hại nghiêm trọng, hàng loạt con kênh tại TP HCM bị lấp không thương tiếc để xây cao ốc, môi trường sống của người dân ngày càng ô nhiễm, bức bối… Đề nghị xem lại những dự án mà viện này đã lập ĐTM” – nhiều bạn đọc đề xuất.

Người dân được gì?

Với mô hình khu đô thị hoành tráng của dự án lấp sông Đồng Nai, không hiểu người dân khu vực này và rộng hơn là ngân sách nhà nước được lợi gì? Trước mắt, lợi nhất chính là nhà đầu tư, có được vị trí đất vàng để khai thác, kinh doanh. Những dự án lấp sông, kênh làm khu đô thị thường có chi phí rẻ nhất bởi tránh được khoảng tiền đền bủ, giải tỏa, có sẵn hạ tầng cơ sở của thành phố…

Bạn đọc Thanh Tùng, cho rằng: “Trong bối cảnh thiên nhiên bị bức tử như hiện nay, có được một không gian thoáng đãng, sông nước mênh mông là rất mừng, cần phải được gìn giữ tôn tạo. Những dự án địa ốc như trên là miếng bánh thơm cho các nhà đầu tư và những người liên quan. Còn người dân khu vực này sẽ bị thu hẹp không gian sống, môi trường sông thông thoáng sẽ bị chắn bằng những tòa nhà cao tầng”.

Câu chuyện này đã có rất nhiều tiền lệ. Nhiều bãi biển đẹp ở một số địa phương đã bị “xẻ thịt” cho các nhà đầu tư resort, nhà hàng, khách sạn. Người dân mất dần những bãi biển công cộng, không còn chỗ vui chơi giải trí. Nhiều địa phương đã nhận ra điều này nên đã có cân nhắc khi xâm hại vào cảnh quang thiên nhiên. Đáng tiếc bài học trên đã không xảy ra ở Đồng Nai.

“Sẽ không quá lạ lẫm với những lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Phước nếu biết rằng Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM chính là nơi lập ĐTM cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Dù đã chỉnh sửa nhiều lần nhưng ĐTM của hai dự án trên vẫn không đạt, có nhiều gian dối, bị trả về. Sau đó, hai 2 án thủy điện trên bị Thủ tướng loại bỏ” – bạn đọc Lê Thanh Hà, dẫn chứng.


Phạm Hồ

CASE STUDY N0.84: Sự khác biệt giữa 2 bảng xếp hạng giáo dục thế giới

PS: 2 HỆ QUY CHIẾU KHÁC NHAU, CÓ THẾ THÔI!

“Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Chính vì thế, giáo dục và đào tạo chính là yếu tố để hình thành và tích luỹ vốn con người. Điều này khẳng định giáo dục là một phần của vốn con người, nhưng không phải tất cả” (trích báo cáo của WEF)

 

1-Bảng xếp hạng HC không chỉ quan tâm đến những chỉ số tuyển sinh và trình độ từ sơ cấp đến đại học, dạy nghề của người dân ở các quốc gia mà còn phân tích cả những tiêu chuẩn như học hỏi ở nơi làm việc, tình trạng thất nghiệp hay những kỹ năng không tương xứng.

Bảng xếp hạng HC đưa ra các chỉ số đánh giá mức độ giáo dục, kỹ năng và việc làm ở 5 nhóm tuổi khác nhau, bắt đầu từ dưới 15 tuổi tới trên 65 tuổi.

2-Bảng xếp hạng của OECD dựa trên sự phân tích, tổng hợp kết quả điểm thi của các kỳ thi toán và khoa học của học sinh 15 tuổi trên cùng một tiêu chí, cùng một thang điểm so sánh chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển.

Riêng trường hợp của Việt Nam, vị trí ở 2 bảng xếp hạng chênh nhau tới 66 bậc: Theo bảng xếp hạng HC của Việt Nam đứng tận vị trí số78 – so với vị trí số 12 của OECD.

CASE STUDY N0.80: Phải hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai

 Dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai; yêu cầu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai phải trả lời chất vấn trước Quốc hội… là những kiến nghị của các nhà khoa học tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông – thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp (Quốc hội) và Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) tổ chức chiều 12.5 tại Hà Nội. 

CASE STUDY N0.79: KHI NHÀ KHOA HỌC ….ĐẠO KHOA HỌC: ĐTM dự án lấp sông Đồng Nai được một viện nghiên cứu tại TP.HCM viết từ tháng 4.2014 sao chép từ dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng

 PS: SÁNG TẠO, QUÁ …SÁNG TẠO! AI LẬP CÁI ĐTM NÀY THẾ? BRAVO ANH BẠN TVT ĐÃ LÊN TIẾNG NHÉ!

Lấp sông Đồng Nai, báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để ra quyết định triển khai dự án nhưng báo cáo này lại được copy từ báo cáo dự án đầu tư công viên Vĩnh Hằng.

Tuy nhiên, điều gây “sốc” nhất đến từ bản báo cáo ĐTM lần đầu tiên được công bố tại cuộc hội thảo. TS Vũ Ngọc Long đã đưa ra những hình ảnh, bằng chứng về báo cáo ĐTM dự án lấp sông Đồng Nai được một viện nghiên cứu tại TP.HCM viết từ tháng 4.2014. Đây là căn cứ để ra quyết định triển khai dự án nhưng báo cáo ĐTM này lại được copy từ báo cáo dự án đầu tư công viên Vĩnh Hằng tại xã Tân An (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) quy mô 116,2 ha được làm năm 2011. TS. Vũ Ngọc Long bức xúc: “Phần kết luận của báo cáo 3 trang thì hơn 50% của kết luận này được copy từ báo cáo dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng. Tôi rất ngạc nhiên vì sao nó lại giống nhau đến thế, từ kết luận, giải pháp kiến nghị… Có những đoạn đánh dấu giống nhau từng câu, từng chữ”.

Chưa hết, đứng đầu nhóm tác giả “đạo” ĐTM là tổng giám đốc, tổng công trình sư của Công ty Toàn Thịnh Phát, đứng thứ 2 là ông phó tổng giám đốc, thứ 3 là ông chánh văn phòng. Điều vô lý và không thể chấp nhận là GS-TS Viện làm ĐTM lại là người đứng thứ 4.

CASE STUDY N0.78: Mua điện từ Trung Quốc giá cao làm méo mó thị trường?

1-EVN đã mua 0,56 tỷ kWh điện từ Trung Quốc sau 4 tháng đầu năm 2015, trong khi sản lượng điện dự kiến sẽ mua cả năm là 1,8 tỷ kWh.

2-Phản hồi về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN từng cho biết, việc mua điện của các nước ngoài biên giới là chuyện “rất bình thường” với doanh nghiệp ngành điện thậm chí nguồn điện từ Trung Quốc rất quý với Việt Nam thời điểm bắt đầu ký hợp đồng vì nếu không có EVN sẽ phải tiết giảm điện với quy mô tương đối lớn. 

3-“Hào phóng” mua điện Trung Quốc làm méo mó thị trường
Trao đổi với BizLIVE, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho biết, hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.

CASE STUDY N0.77: QUỐC HỮU HÓA KIỂU NGA: Putin có thể trưng dụng vốn của đại gia dầu khí Siberia

Tổng thống Nga Putin được cho là đang tìm cách trưng dụng vốn từ OAO Surgutneftegas, một tập đoàn dầu khí tư nhân lớn hoạt động tại vùng Siberia, nhằm dùng nguồn vốn của công ty này hỗ trợ cho tập đoàn dầu khí Rosneft và giải quyết những khó khăn tài chính của chính phủ.    

Lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến tình hình kinh tế Nga vốn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng 2008 càng trở nên căng thẳng. Trong tình trạng này, ông Putin có thể phải tìm cách trưng dụng một phần vốn của Surgut, Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận với điện Kremlin cho biết.

Tập đoàn chuyên khai thác dầu thô tại Siberia này có nguồn vốn lên tới 34 tỷ USD, theo tính toán của Bloomberg. Ông chủ của công ty này là Vladimir Bogdanov, cũng là người đã điều hành trong suốt 30 năm qua.

Một kịch bản hiện được nhiều người nói đến là Surgut sẽ mua 19,5% cổ phần của Rosneft mà chính phủ dự kiến đưa ra đấu giá.

Điều này có thể giúp Rosneft trả khoản nợ trị giá 23,5 tỷ USD sắp đến hạn. Biện pháp này sẽ rất có lợi đối với Chủ tịch Rosneft là Igor Sechin, một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Putin.

Thương vụ này có thể làm hồi sinh Rosneft, hiện là công ty dầu khí có sản lượng lớn nhất thế giới, và có lợi cho toàn ngành dầu khí Nga nói chung. Dầu khí cũng là ngành đóng góp phần lớn cho ngân sách chính phủ Nga.

Sử dụng Surgut để hỗ trợ cho Rosneft cũng sẽ làm giảm áp lực cho Chính phủ Nga, bởi chính quyền của ông Putin đang phải tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua cuộc suy thoái. Rosneft đã đề nghị chính phủ hỗ trợ khoảng 25 tỷ USD, song Bộ Kinh tế Nga không thể đáp ứng yêu cầu của công ty này.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Putin được cho là can dự vào hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí tư nhân ở Nga.

S.J.C chào bán cạnh tranh cổ phiếu EIB

PS: POST LẠI FYI ONLY CHỨ NGU NHƯ ĐẠI NGU TÔI CŨNG PHẢI HIỂU RA NGAY LÝ DO CHÀO BÁN CHỨ ĐÂU PHẢI ĐỢI ĐẾN NGÀY HÔM NAY?! HIHI….

FYI: KẾT THỨC PHIÊN SÁNG NAY: EIB CÒN 12.300VNĐ/CP!

Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (S.J.C) vừa có thông báo về việc chuyển nhượng vốn đang nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (HOSE: EIB). Hiện S.J.C đang nắm giữ 25,620,084 cổ phần (tương đương 2% vốn điều lệ) tại EIB.

Theo đó, S.J.C cho biết, nhà đầu tư có nhu cầu mua cổ phần EIB đến liên hệ và nhận hồ sơ mời chào bán cạnh tranh tại trụ sở công ty ở quận 3, TPHCM.

Thời gian phát hành hồ sơ mời chào bán cạnh tranh từ 10h ngày 17/3/2015 đến trước 09h ngày 24/3/2015.