TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0-11: Các dữ liệu “hoang tưởng” về cây mắc-ca

Trong mạch thông tin đó, bài viết dưới đây của GS Đinh Xuân Bá sẽ đưa ra một cách nhìn khác, tập trung vào dữ liệu nghiên cứu chuyên nghiệp, hy vọng sẽ có ích cho việc thực hiện chủ trương trên.

Ngày 7-2-2015 tại Đà Lạt đã có hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên”. Tại đó và ở một số bài viết liên quan, các tác giả đã đưa ra nhiều dữ liệu “hoang tưởng” về cây mắc ca. Ngày 22-2-2015, trên TBKTSG Online, Ngọc Hùng và Hoàng Sơn đã phê phán các số liệu phóng đại do những đơn vị cổ vũ cho chương trình này đưa ra và cho rằng “việc quảng bá quá mức về hiệu quả của cây mắc-ca, trước mắt chắc chắn sẽ tạo lợi nhuận “khủng” cho những người bán cây giống, có thể kéo theo nhiều hệ lụy khó lường …” (xem “Cây mắc-ca và nhiều bài toán phải giải”).

Người viết bài này hoàn toàn tâm đắc với phản biện nghiêm túc của hai tác giả trên và cho rằng sự phóng đại đó có lẽ còn có lợi cho những người “ăn theo” dự án và sẽ làm khổ những người dám thực hiện dự án mà thiếu các nghiên cứu chuyên nghiệp về loại cây này.

CASE STUDY N0-10 : HAGL: THÁO CHẠY KHỎI BĐS,ĐỔ TIỀN VÀO NÔNG NGHIỆP

Tiền thân từ ngành “gỗ” sau đó được biết đến nhiều như một đại gia bt đng sn nhưng rồi giờ đây Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lại đổ tiền vào ngành nông nghiệp. Hiện nay, HAGL Group vẫn được xem là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, theo kế hoạch kinh doanh năm 2015 thì lĩnh vực mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho Tập đoàn lại là nông nghiệp.

CASE STUDY N0-9: REE : QUYA LẠI BẤT ĐỘNG SẢN:TẠI SAO & TRIỂN VỌNG

2014 là năm đánh đấu kết quả kinh doanh không thật sự làm ban lãnh đạo của REE hài lòng. Lợi nhuận sau thuế của Công ty tuy vượt qua cột mốc đáng tự hào 1.000 tỉ đồng, nhưng chỉ tăng vỏn vẹn gần 9% so với năm trước. Mức tăng này kém xa so với các con số 49%, 28% hay 42% của 3 năm trước đó.

Với áp lực cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt ở các lĩnh vực truyền thống và rủi ro từ các khoản đầu tư vào hạ tầng điện – nước, cũng thật dễ hiểu khi ban lãnh đạo của REE thận trọng đặt mục tiêu lãi 937 tỉ đồng trong năm nay, tức sẽ giảm mạnh 12% so với năm ngoái.

Trong bối cảnh đó, quân cờ mà bà cùng các cộng sự đặt ra cho các năm tới sẽ nằm ở một lĩnh vực mới nhưng không hề lạ: bất động sản.

CASE STUDY N0.08: GIẢI PHÁP NÀO HẠN CHẾ ÁN SAI VỀ THƯƠNG MẠI, KINH DOANH?

Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án, năm 2013 có 14.767 vụ án về tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết ở cấp sơ thẩm, trong đó có 1.191 vụ có kháng cáo/kháng nghị xử phúc thẩm (bằng 8,06%) và 127 vụ có kháng nghị xử giám đốc thẩm (chiếm 0,86%). Những con số này cho thấy, phải chăng ngành Tòa án đã hạn chế được nhiều án sai về kinh doanh, thương mại?

CASE STUDY N0.06: CHUYỂN GIÁ

Cuộc chiến chống chuyển giá và gian lận thuế không thể chỉ bằng một vài quyết định truy thu mà phải là từ sự minh bạch…

Mạng lưới hệ thống Metro gồm một trụ sở chính, 15 chi nhánh với 19 trung tâm (siêu thị) và hai kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, thành phố.

“Mười mấy năm trước, một tay chơi có hạng ở trời Âu bỗng tìm về một xóm nghèo ven biển châu Á, nơi luật lệ còn lộn xộn. Anh ta ở lại nhiều năm, chơi những canh bạc lớn, kiếm rất nhiều tiền. Một ngày đẹp trời, anh định ôm túi tiền bỏ đi…
Nhưng trước khi đi, bỗng dưng nhà cái gọi anh lại và nói: “Này quý ông, bởi vì quý ông gian lận, vui lòng để lại một phần tiền bạc. 25 triệu USD nhé”. Tay chơi sẽ làm gì trước lời đề nghị ấy? Chắc chắn là không đơn giản, và từ đây, một cuộc chiến bắt đầu…”.
Đoạn trên đây chỉ là sự ví von của người viết về một kịch bản phim, dựa trên câu chuyện có thực mà công ty Metro Cash&Carry (sau đây viết tắt là Metro), nhà đầu tư đang sở hữu hệ thống 19 siêu thị tại Việt Nam, đang phải đối mặt.

CASE STUDY N0.05: NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM

Thực tế nợ công đáng quan ngại hơn nhiều!

PS:CHẲNG THẤY GIẢI PHÁP ĐÂU?!

 

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến tháng 1/2015, nợ công của Việt Nam ở mức 87.063 tỷ USD, chiếm 46.9% GDP, tăng 10.2% so với năm 2013; bình quân nợ công đầu người 960 USD.

 

Tuy nhiên, Ts. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân khai mạc sáng ngày 21/4, đã đưa ra quan ngại về nợ công. Đó là nếu chỉ nhìn vào các con số thống kê kể trên, có thể đưa ra nhận xét rằng khả năng Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công là không cao. Mức độ nợ công luôn được báo cáo ở dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về mặt pháp luật là tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại.

“Song vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn rất có khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 65% và khả năng trả nợ của chúng ta là rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách”, Ts. Trần Đình Thiện nhận định.

Đồng thời, theo Ts. Thiên, mức nợ công của Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá là trong phạm vi kiểm soát, nhưng nếu xét trên cấu trúc nợ của Việt Nam, thực tế có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các tính toán về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam có những sai lệch ở các nguồn khác nhau và tại các thời điểm khác nhau.

Vì vậy, việc đánh giá rủi ro đối với nợ công Việt Nam không thể dựa trên các khoản nợ ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực DNNN dù không được Chính phủ bảo lãnh, nhưng khi gặp vấn đề về khả năng thanh toán, có thể vẫn phải dùng đến ngân sách nhà nước để trả nợ.