TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.67: Đặng Thành Tâm: Hết muốn tự tử, đi chơi thể thao

 PS: THỊ GIÁ CỦA CP KBC SÁNG NAY ĐANG GIẢM, HIỆN CÒN 15.5 !?

Sau thời trốn kỹ, ẩn sâu, ông Đặng Thành Tâm gần đây liên tục xuất hiện với tâm trạng khá thoải mái và tự tin.

Ánh sáng trở lại: Giống như các năm trước, tại đại hội cổ đông 2015 Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) hôm 27/4, ông Đặng Thành Tâm tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cổ đông với vai trò là chủ tịch và là người điều hành đại hội.

Năm nay, điểm khác biệt ở vị doanh nhân này có lẽ là ở thần thái tươi sáng hơn, thảnh thơi và tự tin hơn sau những kết quả phục hồi của KBC – Nguồn thu chủ chốt của gia đình ông Tâm .

CASE STUDY N0.65: Cử nhân thất nghiệp gia tăng, vì sao?

1-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của VN vừa công bố số liệu cử nhân thất nghiệp tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua. Hiện trạng cử nhân thất nghiệp được cho là đang ở mức báo động. Nguyên nhân của hiện trạng này là gì?
Tại phiên giải trình Chính phủ hôm 24/4 /15, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận báo cáo số liệu thống kê trong giai đoạn 4 năm từ 2011đến 2014 mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh Đại học (ĐH) và Cao
đẳng (CĐ) hệ chính quy giảm trung bình năm ở mức 2,5%, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm nhưng số lao động trình độ ĐH-CĐ thất nghiệp từ năm 2010 đến cuối năm 2014 lại tăng cao đến mức 103%.

2-Trong khi đó, qua phiên giải trình mới nhất hồi cuối tháng 4, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận nêu lên nguyên nhân đáng chú ý là do học phí thấp dẫn đến nhiều hệ lụy trong quá trình đầu tư, đào tạo khiến tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng gia tăng.

3-Những người quan tâm đến lần giải trình này của người đứng đầu ngành giáo dục VN thì lại cho rằng Bộ GD-ĐT thật sự sai lầm khi cấp phép mở trường đại học tràn lan, chất lượng thả nổi.

4-Dư luận đặt ra câu hỏi cho ông Phạm Vũ Luận có dám cam kết tỉ lệ cử nhân thất nghiệp sẽ giảm đáng kể một khi học phí gia tăng hay không?
5-Trong lúc toàn xã hội chờ đợi một giải pháp tầm vĩ mô cải cách nền giáo dục ở VN thì các cử nhân né tránh tình trạng thất nghiệp bằng giải pháp tiếp tục trở lại trường, học cao học, tìm kiếm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
6-Hiện nay, VN được xếp vào danh sách quốc gia có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng chưa có con số thống kê cụ thể nào cho biết bao nhiêu phần trăm trong gần 25 ngàn tiến sĩ chỉ là “tiến sĩ giấy” mà thôi.

CASE STUDY: TƯ DUY BẦY ĐÀN TRONG NÔNG NGHIỆP: “Vua” mắc ca kiệt quệ

  Được mệnh danh là “vua” mắc ca của tỉnh Lâm Đồng, thế nhưng ông Trần Vinh (TP Đà Lạt) đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nguồn vốn đã cạn kiệt do đầu tư vào loại cây quá mới mẻ này

Đầu năm 2005, khi cây mắc ca còn khá lạ lẫm với nhiều người trong nước, ông Trần Vinh đã mạnh dạn cùng người bạn nhập hơn 100 cây giống từ Úc và Mỹ về trồng thử nghiệm trên hơn 4.000 m2 tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Ăn không ngon, ngủ không yên

Sau 3 năm đầu tư và chăm sóc kỳ công, những cây mắc ca của ông Vinh ra quả bói trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Qua năm thứ tư, mỗi cây cho sản lượng lên đến gần 70 kg quả khô, với giá bán khi đó dao động khoảng 150.000 đồng/kg, ông Vinh thu về gần 700 triệu đồng. Từ thành quả ban đầu, ông Vinh được nhiều người, trong đó có cả những nhà nông học chú ý.

Sau đó, ông Vinh tiếp tục nhân giống, mở rộng diện tích canh tác lên 3 ha và nay là gần 200 ha. Toàn bộ diện tích đất trồng được ông thuê của nhà nước với giá 1 triệu đồng/ha/năm trong 50 năm. Với quy mô này, ông Vinh đang được xem là “vua” mắc ca của cả nước. Thế nhưng, mọi chuyện không suôn sẻ như người đàn ông này mong muốn.

Trên đường dẫn chúng tôi vào vườn mắc ca của mình tại xã Tà Nung (TP Đà Lạt), ông Vinh than thở: “Từ khi trồng mắc ca, tôi mất ăn, mất ngủ do gặp hàng loạt khó khăn. Tôi đã phải bán nhà và đất để bỏ vào đây trên 40 tỉ đồng. Tuy nhiên, đầu tư giữa chừng thì nguồn vốn cạn kiệt, giờ chỉ biết nhìn đứa con tinh thần ngắc ngoải từng ngày”.

Ông Vinh cho biết: “Hiện mỗi tháng, tôi phải cần cả tỉ đồng để chăm sóc 200 ha mắc ca nhưng đến nay, vốn đã cạn. Tôi dự tính sẽ bán toàn bộ diện tích mắc ca hoặc nhà đầu tư nào hợp tác thì lợi nhuận chia theo tỉ lệ góp vốn. Nhưng xem ra rất khó”.

Chạy khắp nơi tìm vốn

Ông Vinh kể lại sau khi nghe thông tin Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) có kế hoạch dành khoảng 20.000 tỉ đồng để phát triển cây mắc ca tại 5 tỉnh Tây Nguyên, thông qua hình thức cho vay tín chấp từ 7-10 năm, lãi suất dưới 10%/năm, ông nghĩ “rừng” mắc ca của mình sẽ được cứu. Tuy nhiên, theo ông, kế hoạch đó vẫn còn trên giấy.

Để cứu vườn mắc ca, ông Vinh phải chạy khắp nơi tìm nguồn vốn và đối tác hỗ trợ. Tuy nhiên, khi nhìn thấy vườn mắc ca xơ xác, ai cũng từ chối, vì cho rằng đầu tư vào đây là quá mạo hiểm. Họ phân tích, dù cây mắc ca của ông phát triển tương đối tốt (ở những diện tích được chăm sóc đầy đủ) nhưng chưa ra trái.

Trong khi đó, do diện tích trồng quá lớn nên vốn bỏ ra sẽ rất nhiều nên không ai dám liều. Bên cạnh đó, vùng đất này chưa có tiền lệ trồng mắc ca nên nhiều nhà đầu tư chờ đến khi loại cây trồng này thu hoạch, hiệu quả ra sao, họ mới tính chuyện hợp tác. “Nếu chờ đến khi cây ra trái thì tôi đâu cần kêu gọi đầu tư” – ông Vinh nói.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng, cho biết trên thị trường rất khan hiếm sản phẩm mắc ca. Quả mắc ca khô giá 150.000 – 200.000 đồng/kg, còn mắc ca nhân cả triệu đồng/kg.

Hiện nay, nhiều nơi ồ ạt trồng cây mắc ca. Tuy nhiên, diện tích trồng còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng sẽ đứng đầu thế giới về cây trồng này trong 10 năm tới như một số đơn vị mong muốn. Theo kỳ vọng này, tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, khi trồng cần nghiên cứu kỹ, không nên mạo hiểm, nhất là những người có ý định trồng trên diện tích lớn.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có khoảng 950 ha mắc ca; trong đó khoảng 94 ha trồng theo dự án khuyến nông quốc gia, 200 ha của ông Vinh, phần còn lại do nông dân tự trồng bằng giống không rõ nguồn gốc…

Tỉnh Lâm Đồng vừa đồng ý quy hoạch vùng trồng cây mắc ca, phối hợp với Tập đoàn Him Lam chuẩn hóa các giống mắc ca trồng tại đây theo xu hướng thế giới, đồng thời kiểm soát hoạt động của các vườn ươm giống mắc ca tự phát. Tuy nhiên, tỉnh cũng bác dự án trồng ồ ạt 200.000 ha cây mắc ca trong toàn tỉnh, vì đây là loại cây quá mới và thị trường cũng chưa rõ.

Đắk Lắk: Mắc ca cho trái rất ít

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 110 ha trồng cây mắc ca. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên thì diện tích trồng loại cây này ở đây cao hơn nhiều. Hiện nay, nhiều vườn mắc ca 4-10 năm tuổi nhưng cho trái rất ít, trung bình chỉ 5-7 kg/cây.

Theo ông Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, qua kiểm tra, cây mắc ca trồng ở đây sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều nhưng đậu quả không đạt yêu cầu. Do đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT khuyến cáo người dân không nên trồng, mở rộng diện tích ồ ạt để tránh thiệt hại về sau.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho rằng Úc đã trồng cây mắc ca 80 năm rồi, đất đai và khí hậu ở nước này cũng phù hợp với cây mắc ca. Thế nhưng, đến nay họ chỉ có 25.000 ha. Nếu hiệu quả kinh tế cao sao họ không mở rộng diện tích. Cả thế giới hiện cũng có khoảng 80.000 ha và không phát triển nữa. “Tôi đã trực tiếp khảo sát nhiều vườn, cây mắc ca ra hoa nhiều nhưng trái không được bao nhiêu”- ông Thành nói.

Theo ông Thành, ở Đắk Lắk, nhiệt độ cao, chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn nên không phù hợp cho cây mắc ca. Bên cạnh đó, cây mắc ca thường ra hoa vào mùa gió nhiều nên khó đậu trái.

C. Nguyên

CASE STUDY N0.64: TOO BIG TO FALL :McDonald’s bị “sờ gáy” vì trốn thuế

“Gã khổng lồ” đồ ăn nhanh McDonald’s của Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu (EC) về cáo buộc trốn hơn 1 tỷ euro tiền thuế.

Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng cáo buộc trên đang ảnh huởng phần nào đến uy tín mà tập đoàn lừng lẫy thế giới này, nhất là trong bối cảnh doanh số bán ra sụt giảm trên toàn thế giới sau những vụ bê bối gần đây.

CASE STUDY N0.62: HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

 Trong hoạt động giao dịch với đối tác quốc tế, hợp đồng mua bán đóng vai trò rất quan trọng và luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra các tranh chấp. Thế nhưng, các DN nhỏ và vừa (NVV) ở nước ta đối với vấn đề này vẫn chưa có sự quan tâm đúng đắn.

Chủ quan

Thực tế cho thấy, nhiều DN NVV Việt Nam vẫn tỏ ra khá thờ ơ và chủ quan khi cho rằng, DN đều đang làm việc với khách hàng quen thuộc, lâu năm nên có thể tin tưởng lẫn nhau và không e ngại những rủi ro có thể phát sinh. Một ví dụ cụ thể, mới đây nhất, báo chí trong nước đã đưa tin về khả năng thua kiện và phải bồi thường hợp đồng của Công ty dệt 19-5 Hà Nội (Hatexco) trong vụ tranh chấp với Ecom Agroindustrial Corp. Ltd (Thụy Sỹ) do Hatexco đơn phương hủy hợp đồng mua bán.

Nói về hoạt động pháp lý của DN, theo ông Chu Văn Trọng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản Hà Nam, khách hàng của Công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết, có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên chưa gặp phải rủi ro gì. Hơn nữa, các hợp đồng của Công ty được soạn theo những điều khoản có sẵn của Luật Thương mại quốc tế, dù có thêm những điều khoản riêng nhưng cũng không gây nhiều ảnh hưởng.

Còn theo ông Phạm Xuân Pha, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất XNK Phương Thanh (DN chuyên XK hàng thủ công mỹ nghệ), chi phí để thuê luật sư theo sát các hợp đồng của DN là rất lớn. Vì thế, Công ty chỉ thuê kiểm soát và hướng dẫn trong thời gian đầu hoạt động, sau đó Công ty sẽ tự trau dồi kiến thức để giao dịch với DN nước ngoài. Điều quan trọng là DN phải làm ăn chân chính, thực hiện từng bước theo đúng hợp đồng và quy định pháp luật, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động sau này.

Nhận xét về mức độ quan tâm và khả năng nhận thức của DN Việt Nam trong việc soạn thảo hợp đồng, bà Hoàng Nguyễn Hạ Quyên, Luật sư tại Công ty TNHH LNT & Thành viên cho biết, các DN vẫn rất thờ ơ và gần như không biết gì về Luật Thương mại quốc tế hay dựa vào luật sư để soạn thảo hợp đồng. Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng với đối tác, đặc biệt là DN nước ngoài, nhiều DN còn không đọc kỹ hợp đồng hoặc không hiểu thuật ngữ quốc tế mà họ sử dụng đã đặt bút ký kết. Chính những kẽ hở như vậy đã khiến tranh chấp về hợp đồng trong thương mại quốc tế xảy ra và DN Việt Nam là người dễ bị thua kiện.

“Phòng cháy hơn chữa cháy”

DN nước ngoài thường coi trọng và am hiểu về luật pháp không chỉ trong nước mà còn là quốc tế. Còn các DN Việt Nam, theo luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên, DN lo ngại chi phí cho các vấn đề pháp lý như đào tạo kiến thức pháp luật, thuê riêng luật sư… sẽ rất tốn kém, nhưng khi để xảy ra tranh chấp thì việc chạy theo vụ kiện, thuê luật sư còn chịu nhiều thiệt hại hơn nữa, chưa kể đến tổn thất nặng nề nếu DN bị thua kiện. Vì thế, DN phải “phòng cháy hơn chữa cháy, không được chủ quan trong bất kỳ tình huống nào.

Chia sẻ về kinh nghiệm của DN mình, bà Đinh Thị Thức, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Tân Phong cho hay, bên cạnh việc nâng cao ý thức về pháp luật cho nhân viên, DN còn thuê riêng luật sư để tư vấn, hỗ trợ đến từng hợp đồng mua bán của DN. Có luật sư đứng ra đảm bảo, cộng thêm hệ thống khách hàng thân thiết lâu năm nên DN cũng yên tâm phần nào trước sự phức tạp của vấn đề tranh chấp thương mại quốc tế.

Còn theo ông Chu Văn Trọng, tuy Công ty không thuê luật sư, nhưng việc quản lý hợp đồng, Công ty phải tìm nhân viên am hiểu về pháp luật. Bên cạnh đó, để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ theo thỏa thuận, Công ty sẵn sàng chịu lỗ khi giá cả có sự biến động hoặc chấp nhận chịu phạt nếu giao hàng không đúng thời hạn.

Để giúp DN “an toàn” hơn khi ký kết hợp đồng với đối tác quốc tế, luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên cho rằng, các DN nên đầu tư thuê riêng luật sư của nước sở tại để giúp tìm hiểu, đọc kỹ hợp đồng, tránh được những sai sót. Bên cạnh đó, khi soạn thảo hợp đồng, 2 điều quan trọng nhất để tránh được những tranh chấp thương mại là lựa chọn nguồn luật hợp lý và cơ quan giải quyết tranh chấp.

“Theo pháp luật quy định, hàng hay tài sản về đâu thì phải dựa theo luật pháp nước đó. Nên DN phải tìm được luật sư sở tại để nhờ tư vấn hoặc phải hiểu luật nước đó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp DN thỏa thuận được với đối tác theo luật của Việt Nam. Đây là cách làm thuận lợi nhất nhưng rất khó thuyết phục được đối tác thực hiện theo. Vì thế, cách tốt nhất là 2 bên lựa chọn một bộ luật của nước thứ 3 (chọn quốc gia có trình độ tiên tiến) để trung hòa lợi ích. Điều này cũng tương tự khi DN lựa chọn cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp”, Luật sư Quyên nói.

Có thể thấy, các DN cần có biện pháp phòng ngừa và nhận thức đúng tầm quan trọng của những điểu khoản trong hợp đồng để đưa ra ký kết. Bên cạnh đó, điều quan trọng là DN phải tìm được đối tác uy tín, thiết lập mối quan hệ thân thiết, tin tưởng lẫn nhau để giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải. 

CASE STUDY N0.61: Mổ xẻ bí mật nằm trong các chaebol “Big Four” – là Hyundai Motor Company, SK Group và hai đối thủ sát sườn nhau Samsung, LG của Hàn Quốc

 1-Triết lý kinh doanh:

Nhân viên của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc – còn gọi là các chaebol – sẽ làm gì nếu họ bỗng nhiên đối mặt với một con gấu to lớn, đáng sợ khi đang đi dạo trong rừng?

-Nhân viên của Hyundai sẽ chiến đấu với con gấu cho đến chết mà không chút do dự. Nhân viên Hyundai nổi tiếng với phương châm “bắn trước, nghĩ sau”; khẩu hiệu của họ là nếu cái gì đó không hoạt động, hãy bắt nó phải hoạt động.

– Nhân viên Daewoo sẽ gọi cho Chủ tịch Kim Woo-jung của họ và đợi lệnh của ông.

– Còn nhân viên Samsung sẽ tổ chức một cuộc họp – trong khi con gấu vẫn ở trước  mặt họ – để thảo luận về cách đối phó. Trong khi Samsung nổi tiếng phát triển một phương châm luôn xem xét kỹ lương mọi lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

– Nhân viên LG thì đợi phản ứng của Samsung, sau đó làm theo.

2-Lịch sử đánh giá:

Các chaebol Hàn Quốc hiện vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Họ tin rằng chính các chaebol đã dẫn dắt nền kinh tế Hàn Quốc ra khỏi các cuộc khủng hoảng tài chính.