TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.59: Tỷ giá tăng và những hệ lụy

Tỷ giá tăng kích thích dòng vốn ngoại trở lại thị trường do giá cổ phiếu giảm, chuyển đổi từ USD sang VND nhiều hơn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có vay nợ bằng USD sẽ bị thiệt hại với mức độ tùy vào giá trị khoản nợ, cũng như công cụ nợ

CASE STUDY N0.58: KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP vs DNNN: Vinaplast: Kiểm toán lại, lỗ tăng thêm gấp… 6 lần

Sau khi Công ty TNHH Kiểm toán VACO tiến hành kiểm toán lại BCTC năm 2013 của Vinaplast do ACC thực hiện, hàng loạt số liệu được điều chỉnh thay đổi hàng chục và hàng trăm tỷ trên Bảng cân đối kế toán hay Báo cáo kết quả kinh doanh.

Cụ thể, so với BCTC kiểm toán lần đầu do ACC thực hiện:

+Tổng tài sản của Vinaplast giảm 92,1 tỷ đồng;

+Tài sản ngắn hạn giảm 79,97 tỷ đồng;

+Tài sản dài hạn giảm 12,13 tỷ đồng;

+Nợ phải trả tăng 22,75 tỷ đồng;

+Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 115,04 tỷ đồng;

+Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 81,24 tỷ đồng.

+Lỗ trước thuế riêng năm 2013 ở báo cáo do ACC thực hiện là 15,25 tỷ chuyển thành lỗ 96,48 tỷ.

CASE STUDY N0.57: VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DNNN: HIỆU QUẢ: TRƯỜNG HỢP VINAPLAST

1-“Tử huyệt chết người” trong cơ cấu vốn:

Theo đó, trong khi tổng giá trị Nguồn vốn dài hạn chỉ là 186 tỷ đồng (VCSH: 26 tỷ đồng; Nợ dài hạn: 160 tỷ đồng) thì giá trị Tài sản dài hạn đã lên tới 336 tỷ đồng. Như vậy, giá trị Vốn lưu động ròng ở Vinaplast (VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn) đã bị -150 tỷ đồng; hay có nghĩa non nửa tài sản dài hạn của công ty đã được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) – một điều đại kỵ trong công tác điều hành.

sự sống còn của doanh nghiệp sẽ thực sự bị đe dọa. Thậm chí tính hoạt động liên tục của Vinaplast cũng đang bị đặt một dấu hỏi rất lớn khi mà Nợ phải trả (551 tỷ đồng) đã gấp đế 22 lần Vốn chủ sở hữu (25 tỷ đồng), mà đặc thù của Nhựa Việt Nam thì lại là một doanh nghiệp sản xuất, vốn luôn yêu cầu một tỷ lệ vốn tự có ở mức cao.

2-“Sống dở chết dở” với ODA Trung Quc

Với xuất phát điểm là một công ty quốc doanh, trực thuộc Bộ Công thương nên so sánh với nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác, Vinaplast nhận được khá nhiều lợi thế, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA.

3-Vậy, câu hỏi đặt ra: Đối với những kết quả kinh doanh bê bết tại Vinaplast, trước thực trạng nguồn vốn Nhà nước bị thất thoát trầm trọng, trách nhiệm thuộc về ai?

 

CASE STUDY N0.54: NGÂN HÀNG vs DOANH NGHIỆP: Epco – Minh Phụng vs Kiên – Huyền Như vs Oceanbank?

 PS: BÀI NÀY ĐƯỢC ĐĂNG NGÀY  08/5/2015!

Có một sự trùng lặp khá lạ của mỗi chu kỳ phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự khởi đầu thường là sự kết thúc của các “đại án”.

– Một môi trường kinh doanh ngân hàng mà yếu tố lách luật, vượt giới hạn pháp lý trở nên quá phổ biến, những chuẩn mực quản trị rủi ro bị xáo trộn dễ dàng, thì cơ hội cho tội phạm chiếm đoạt tiền không hề thiếu.

– Những thủ đoạn lừa đảo trong vụ án Huyền Như không đại diện cho sự tinh vi, cao siêu về thủ thuật. Chúng chỉ là dấu hiệu cho thấy hành lang pháp lý, môi trường quản trị nội bộ của ngành ngân hàng đầy thiếu sót, bất cẩn.

– Với môi trường kinh doanh nhiều cơ hội, thường khó mà phân biệt giao dịch kinh doanh này mang tính đầu tư hay đánh bạc. Nhưng kết quả sau cùng sẽ do chính thị trường quyết định.

-Một môi trường kinh doanh ngân hàng mà yếu tố lách luật, vượt giới hạn pháp lý trở nên quá phổ biến, những chuẩn mực quản trị rủi ro bị xáo trộn dễ dàng, thì cơ hội cho tội phạm chiếm đoạt tiền không hề thiếu. Những thủ đoạn lừa đảo trong vụ án Huyền Như không đại diện cho sự tinh vi, cao siêu về thủ thuật. Chúng chỉ là dấu hiệu cho thấy hành lang pháp lý, môi trường quản trị nội bộ của ngành ngân hàng đầy thiếu sót, bất cẩn.

Cũng giống như vụ án Epco Minh Phụng trước đây, hai vụ án này đều gây nên sự chú ý lớn đối với dư luận. Do các vụ án đều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngân hàng, huyết mạch nhạy cảm của nền kinh tế.

CASE STUDY N0.53: Khi “bóng ma” Tăng Minh Phụng hiện về

 PS: BÀI NÀY ĐƯỢC ĐĂNG NGÀY  02/12/2013!

Cách đây 16 năm, khi khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu xuất hiện thì ở Việt Nam một vụ sai phạm với quy mô lớn trong lĩnh vực kinh tế cũng được đưa ra ánh sáng. 

CASE STUDY N0.52: TÊN MIỀN VS ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU: Dienmay.com: Đổi tên miền 10 tỷ và bài học định vị thương hiệu

 Việc thay đổi này cho thấy những thương hiệu lớn trong thị trường bán lẻ đã dành nhiều sự quan tâm đến định vị thương hiệu, cạnh tranh từ khoá và khách hàng online.

Ông Đinh Xuân Hinh từng nhận định: “Trong lĩnh vực điện máy, với những lợi thế về online trong SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm – PV) của tên miền này cùng với chiến lược tập trung vào bán hàng online của Dienmay.com thì giá trị tên miền này theo tôi là không dưới 10 tỷ đồng.

Tên miền này hiện nay đã có trung bình hơn 100.000 người tìm kiếm/ngày. Nếu nhân lượng khách hàng trên cho 1 năm thì trung bình một năm có 36 triệu khách hàng biết tới www.dienmay.com. 10 tỷ đồng để có lượng khách hàng trên trong một năm là một chi phí đầu tư rất thấp và hiệu quả nên giá trị của tên miền này như vậy cũng là hợp lý.”

CASE STUDY N0.51: THU NHẬP VS ĂN NHẬU

 1-Thu nhập của người lao động Việt Nam thấp và tăng chậm nhất : Nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5%/năm:

+Khảo sát cho biết, trong quí 4 năm 2014, thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất, chỉ đạt 2,85 triệu/tháng, so với ngành “công nghiệp-xây dựng” có mức 4,24 triệu đồng/tháng và nhóm ngành “dịch vụ” có mức 4,9 triệu đồng/tháng.

+Tính theo nghề, lao động giản đơn có mức thu nhập thấp nhất (3 triệu đồng/lao động/tháng). Thu nhập bình quân quí 4-2014 của nhóm “lãnh đạo” là cao nhất (6,93 triệu đồng/lao động/tháng, gấp 2,33 lần lao động giản đơn); tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (6,38 triệu đồng/lao động/tháng), bằng 2,15 lần nhóm “lao động giản đơn” (3 triệu đồng).

2-Nhưng tình trạng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đang rất báo động: Với 3 tỷ lít bia tiêu thụ trong năm 2013, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.

CASE STUDY N0.50: Vì sao chi phí làm đường ở Việt Nam quá cao so với thế giới?

 Con số 554 tỷ đồng để xây dựng 1km đường cao tốc tại Việt Nam đang khiến dư luận cho là quá đắt đỏ, khi so sánh với suất đầu tư đường cao tốc ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Mặc dù những “lý giải” nguyên nhân cũng được chủ đầu tư đưa ra. Nhưng để rõ bản chất của vấn đề, rất cần phải công khai minh bạch, để người dân có cơ sở so sánh.