EM TRAI F.CASTRO CAM KẾT SẼ NGHỈ HƯU TỪ…2018!
VENEZUELA:THIÊN ĐƯỜNG OR ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN ?
VENEZUELA CÓ THỂ VỠ NỢ VÀO 2016
HẾT TIỀN,VENEZUELA PHẢI BÁN VÀNG TRẢ NỢ
Myanmar: Quan sát viên EU tiếp cận điểm bầu cử tại các căn cứ quân sự
Các quan sát viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được phép tiếp cận các điểm bỏ phiếu đặt tại các căn cứ quân sự trong cuộc tổng tuyển cứ dự kiến diễn ra vào ngày 8/11 tại Myanmar.
Kinh tế Venezuela đã suy sụp tới mức nào?
Đồng Bolivar của Venezuela đã mất giá đến nỗi thậm chí những tên cướp còn không muốn lấy loại tiền này, tờ New York Times đưa tin.
Khi bị một nhóm cướp nhảy lên xe, anh kỹ sư Pedro Venero ở Caracas nghĩ chúng sẽ bắt anh phải tới ngân hàng để rút một lượng lớn tiền Bolivar đưa cho chúng. Nhưng những tên cướp tay lăm lăm súng lại tin chắc rằng anh đang giữ rất nhiều USD ở nhà, và chẳng màng gì tới số Bolivar trong tài khoản ngân hàng của anh.
Việc ngay cả những tên cướp cũng “né” đồng Bolivar cho thấy người dân Venezuela đã mất niềm tin tới mức nào vào nền kinh tế và khả năng của Chính phủ đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Cách đây một năm, tỷ giá trên “chợ đen” ở Venezuela là 1 USD đổi 100 Bolivar. Hiện nay, đồng nội tệ mất giá còn 1 USD đổi hơn 700 Bolivar.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát ở Venezuela sẽ lên tới 159% trong năm nay, dù Tổng thống nước này Nicolas Maduro cho rằng mức lạm phát sẽ chỉ bằng một nửa con số mà IMF dự báo. Cũng theo đánh giá của IMF, kinh tế Venezuela sẽ suy giảm 10% trong năm 2015, mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Đây thực sự là một “cú rơi” thảm họa đối với quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa ước tính thuộc hàng lớn nhất thế giới và từ lâu vẫn tự coi mình là giàu so với nhiều nước láng giềng.
Trái với sự lao dốc chóng mặt của tỷ giá đồng nội tệ trên “chợ đen”, Chính phủ Venezuela vẫn khăng khăng giữ tỷ giá chính thức ở mức 6,3 Bolivar đổi 1 USD. Sự chênh lệch “khủng” giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do khiến việc xác định giá trị thực của hàng hóa và dịch vụ ở Venezuela trở nên khó khăn. Tuy vậy, tỷ giá “chợ đen” đang giữ vai trò ngày càng lớn hơn trong việc định giá các mặt hàng.
Một vé xem phim ở Caracas có giá 380 Bolivar. Mức giá này, nếu tính theo tỷ giá chính thức tương đương 60 USD, còn nếu tính theo tỷ giá “chợ đen” sẽ chỉ là 0,54 USD. Giá một hộp bắp rang và một lon soda để thưởng thức khi xem phim sẽ có giá 1,15 USD hoặc 128 USD tùy việc áp dụng tỷ giá để tính toán là tỷ giá “chợ đen” hay chính thức.
Lương tối thiểu ở Venezuela là 7.421 Bolivar/tháng. Nếu tính theo tỷ giá chính thức của Venezuela, mức lương này không tệ vì tương đương 1.178 USD. Nhưng nếu tính theo tỷ giá tự do, mức lương đó chỉ tương đương vỏn vẹn 10,6 USD.
Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?
1-Sự quan tâm quá mức về sự nổi lên hay chìm xuống của BRICS phản ánh mong muốn xác định quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẽ có thể thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Tuy nhiên, trong công cuộc tìm kiếm “điều vĩ đại tiếp theo”, thế giới lờ đi sự thật rằng Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất có thể lãnh đạo thế giới và đảm bảo sự tồn tại chính thức của một trật tự thế giới.
2-Câu chuyện về BRICS là một câu chuyện quen thuộc.
+ Nhóm này ra đời năm 2001 theo hình thức một nhóm hợp tác kỹ thuật, khi nhà kinh tế người Anh Jim O’Neill xếp các nước BRICS (trừ Nam Phi) lại với nhau và gắn cho nhóm này cái tên nghe rất kêu chỉ vì các nước này đều là các nền kinh tế lớn, đang trỗi dậy và phát triển nhanh.
+ Tuy nhiên, ý thức được rằng sức mạnh kinh tế có thể chuyển thành ảnh hưởng chính trị, nhóm BRICS đã họp không chính thức lần đầu tiên năm 2006, và cuộc họp thượng đỉnh lãnh đạo BRICS diễn ra lần đầu năm 2009.
+ Tuy vậy, sau 7 năm với 7 hội nghị thượng đỉnh và sự gia nhập của một thành viên mới (Nam Phi – 2010), tầm quan trọng của BRICS vẫn là đề tài gây rất nhiều tranh cãi.
+Sự chênh lệch giữa các nền kinh tế BRICS là rất dễ thấy.
+ Sản lượng kinh tế Trung Quốc gần gấp đôi tổng sản lượng của các nước BRICS khác cộng lại, và cao hơn xấp xỉ 30 lần Nam Phi.
+ Các mô hình quản lý của các quốc gia thành viên BRICS là hoàn toàn khác nhau, từ nền dân chủ mạnh mẽ của Ấn Độ cho đến mô hình phi tự do của Nga và hệ thống độc đảng của Trung Quốc. Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã đưa ra những ủng hộ hờ hững khi các quốc gia BRICS còn lại bày tỏ khát vọng được gia nhập nhóm thành viên thường trực này.
+ Ngoài ra các thành viên còn có những mâu thuẫn song phương, trong đó có một tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.