Trong một bài báo mới đây, cựu Giám đốc Điều hành của IMF Héctor Torres cũng nhận định: “Giờ đây khi Mỹ đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba, dường như việc hòn đảo này tham gia hai thể chế (IMF và WB) chỉ còn là vấn đề thời gian”. Cũng trong tháng này, Hội đồng Đại Tây Dương đã công bố trên trang chủ của mình nghiên cứu mang tên “Tái hội nhập kinh tế của Cuba: bắt đầu với những thể chế tài chính quốc tế” của học giả Cuba Pavel Vidal và cựu quan chức IMF Scott Brown.
EU chấp nhận giám sát cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar
Đại sứ EU tại Myanmar Roland Kobia cho hay: “Giám sát cuộc bầu cử là hành động thể hiện mong muốn của EU hỗ trợ cuộc bầu cử minh bạch, uy tín và toàn diện, một phần trong chính sách củng cố nền dân chủ, pháp quyền và nhân quyền của chúng tôi.”
Cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar vào ngày 8/11 tới sẽ là cuộc bầu cử quy mô toàn quốc đầu tiên có sự tham gia của phe đối lập của bà Aung San Suu Kyi sau 1/4 thế kỷ, đồng thời được xem là cột mốc quan trọng cho quá trình chuyển tiếp chính trị ở Mynmar./.
Người Venezuela dùng tiền làm giấy ăn
Tài khoản người dùng có tên “Victorinox126” đã đăng bức ảnh này trên mạng xã hội Reddit. Anh cho biết tờ một bolivar thực tế còn không có giá bằng một cent Mỹ, theo tỷ giá tự do vốn được áp dụng phổ biến tại nước này.
Kinh tế Venuzuela đang rất khó khăn, và các mặt hàng cơ bản như giấy ăn cũng thiếu thốn. Đầu năm nay, quan chức Trinidad & Tobago còn được cho là đã đề nghị đổi giấy lấy dầu của Venezuela. Đường, sữa và bột mỳ tại nước này cũng rất khan hiếm. Vấn đề nằm ở chỗ 70% hàng tiêu dùng của Venezuela là phải nhập khẩu, theo Brookings Institution.
Giá dầu giảm sâu dồn Venezuela tới đường cùng
Chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Chính phủ Venezuela đã lên cao kỷ lục, dẫn tới những lo ngại về khả năng đất nước Nam Mỹ phụ thuộc nhiều vào dầu lửa này có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên vỡ nợ vì giá dầu giảm sâu.
Hãng tin CNBC cho biết, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS) – một loại chứng khoán phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của một quốc gia hay doanh nghiệp – của Venezuela đang tăng chóng mặt . Điều này cho thấy giới đầu tư đang ngày càng tin rằng Venezuela sẽ mất khả năng trả nợ.
Nguy cơ vỡ nợ của Venezuela xuất hiện khi nước này cùng lúc trầy trật đương đầu với lệnh trừng phạt của Mỹ, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát. Trong bối cảnh như vậy, những sai lầm trong quản lý kinh tế và giá dầu sụt giảm 50% đang “chung sức” dồn Venezuela vào bước đường cùng.
Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng “sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu”. Theo ông Mehta, giá CDS của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.
“Triển vọng của Venezuela không được tốt. Chắc chắn là thị trường đang nghĩ đến khả năng vỡ nợ của nước này”, ông Mehta cho biết.
Cuộc chiến thị phần có thể đẩy giá dầu về 10 USD/thùng
1-Tính từ đầu tháng 6 đến nay, giá dầu giao kỳ hạn tại Mỹ đã giảm 30%. Mức hạ của giá dầu trong mùa hè như vậy cao nhất tính từ năm 1983.
2-Nhu cầu dầu của Mỹ mùa hè vừa qua thậm chí còn thấp hơn mùa hè năm khủng hoảng tài chính 2008, thời kỳ kinh tế khó khăn năm 2011, khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 và khủng hoảng nguồn cung dầu năm 1986.
Phiên giao dịch cuối tuần trên thị trường New York, giá dầu WTI không thay đổi nhiều so với mức đáy trong 6 năm được thiết lập phiên trước đó. Giá dầu chốt tuần ở mức 41,35 USD/thùng.
3-Ông Seth Kleinman, chiến lược gia về thị trường năng lượng tại Citigroup, dự báo giá dầu sẽ tiếp tục giảm trong những phiên tới.
4-Các quốc gia xuất khẩu dầu thuộc OPEC vẫn tiếp tục duy trì sản lượng ở mức cao kỷ lục để giữ thị phần. Các công ty dầu đá phiến Mỹ cũng không giảm sản lượng bất chấp giá dầu hạ sâu. Citigroup chỉ ra thị trường dầu đang dư cung và tình trạng này sẽ tiếp diễn trong những tháng tới.
Ngoại trưởng Cuba: Cuba sẵn sàng thảo luận với Mỹ về bất cứ vấn đề gì
PS: TRỪ KHAI THÁC 20 TỶ THÙNG DẦU LÚC NÀY NHÉ: GIÁ DẦU SẼ GIẢM NỮA THÌ GAY GO CHO ….!? HIHI….
Dân Venezuela xếp hàng thâu đêm mua thực phẩm
Sự khan hiếm thực phẩm ở Venezuela, một nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới, xuất phát từ các biện pháp kiểm soát tiền tệ…