TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Lần đầu tiên có hai ứng cử viên đối lập tranh cử ở Cuba: Việc họ được chọn ra ứng cử là điều chưa từng có ở Cuba, nơi Đảng Cộng sản nắm quyền.

 Người thứ nhất là Hildebrando Chaviano – luật sư, nhà báo độc lập, và người thứ hai là Yuniel Lopez – thành viên Đảng Cuba Dân chủ và Độc lập hiện chưa được công nhận ở Cuba.

Hai ứng cử viên sẽ tranh cử các vị trí trong hội đồng địa phương ở Havana.

Cả hai ông Chaviano và ông Lopez đều nói với các cơ quan báo chí nước ngoài rằng chính phủ đã nới lỏng điều kiện trước sự ủng hộ của đông đảo người dân tại vòng bầu cử sơ loại.


Cũng giống như một nửa trong tổng số 27.000 ứng cử viên cho những vị trí của thành phố, hai ứng cử viên này được chọn bằng cách giơ tay trong các cuộc họp của cộng đồng địa phương. Vòng bầu cử  cuối cùng sẽ là bỏ phiếu kín mà không có vận động tranh cử.

"Chúng ta phải tận dụng lợi thế của thời điểm này," ứng cử viên Chaviano nói . Ông cho rằng việc họ được đề cử và trở thành ứng cử viên là điều bất ngờ với nhiều người trong chính phủ. 

Cả hai ứng cử viên chạy đua vào các ghế trong hội đồng thành phố - cơ quan có nhiệm vụ giám sát các vấn đề ở địa phương như cung cấp nước, sửa chữa đường phố và tiêu diệt côn trùng.

Hội đồng thành phố sẽ bầu chọn một nửa số thành viên của các hội đồng cấp tỉnh.

Sau đó, Hội đồng cấp tỉnh sẽ chọn một nửa số lượng thành viên của Quốc hội - cơ quan sẽ bầu ra Hội đồng Nhà nước- cơ quan lãnh đạo ở Cuba, và Hội đồng Nhà nước bầu ra Tổng thống.

Một nửa số ứng cử viên cấp thành phố và cấp tỉnh còn lại sẽ được Ủy ban bầu cử của Chính phủ lựa chọn. 

Từ năm 2010, Chủ tịch Raul Castro đã bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế dần dần nhưng trên quy mô rộng ở Cuba. 

Ông cũng hứa sẽ thay đổi hệ thống bầu cử nhưng vẫn chưa đưa ra những thông tin chi tiết.

Các nhà quan sát nói rằng việc các ứng cử viên đối lập được tham gia vào bầu cử là dấu hiệu cho thấy chính quyền Cuba đã có quan điểm linh hoạt hơn trong hính trị. 

Trong tháng mười hai, Chủ tịch Castro và  tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ  hai nước sau hơn một nửa thế kỷ thù địch. 

Nhiều công ty của Mỹ cân nhắc rút khỏi thị trường Venezuela

 Việc đồng nội tệ bolivar (hay còn được viết tắt là VEF) của Venezuela mất giá mạnh đã làm giảm lợi nhuận quý 1 của hàng loạt các công ty lớn của Mỹ đang hoạt động tại quốc gia Nam Mỹ này, buộc một số công ty phải cân nhắc việc rút khỏi thị trường này.
Môi trường hoạt động kinh doanh ở Venezuela trở nên xấu đi vào tháng Hai sau khi Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro khởi động chương trình “thả nổi” đồng nội tệ, theo đó các cá nhân và tổ chức có thể thu đổi ngoại tệ với mức giá theo thị trường tự do.
Ngay khi hệ thống mới này có hiệu lực, đồng bolivar của nước này mất 70% giá trị, khi 1 USD đổi 172 bolivar.

Venezuela xem xét quốc hữu hóa phân phối lương thực

 Ngày 2/5, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố sẽ thúc đẩy thông qua sắc lệnh quốc hữu hóa hệ thống phân phối lương thực và thực phẩm tại nước này trong bối cảnh lạm phát gia tăng và hàng hóa khan hiếm.

Venezuela tăng 30% lương tối thiểu để đối phó với lạm phát

  Việc tăng thêm 30% lương được đưa ra sau khi hồi tháng Một, nước này đã tăng 15% lương tối thiểu, đưa tiền lương tối thiểu của người lao động tại Venezuela dao động ở mức 6.700 bolivar/tháng, tương đương 1.000 USD (theo tỷ giá hối đoái của chính phủ, song chỉ bằng chưa tới 25 USD trên thị trường chợ đen)./.

Cuba mời gọi 8,7 tỷ USD đầu tư nước ngoài


Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca mới đây thông báo đảo quốc Caribe này chủ trương mời gọi đầu tư nước ngoài vào 246 dự án thuộc 11 lĩnh vực, với tổng trị giá lên tới 8,71 tỷ USD.