TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Những chậm trễ trong việc ban hành Danh mục có điều kiện và Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài đang khiến không chỉ giới đầu tư lo lắng.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, không giấu được vẻ lo lắng khi việc hoàn tất Danh mục có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài đang khá chậm trễ. Gần một tháng sau khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực, danh mục này vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục lấy ý kiến của các bộ, ngành. “Khi chưa có danh mục này, nếu nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc xác định điều kiện để chuẩn bị việc đáp ứng như thế nào thì các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng gặp khó như vậy, vì họ thiếu công cụ để xử lý hồ sơ của nhà đầu tư theo đúng thời hạn quy định”, ông Hoàng thẳng thắn nói.

Thực tế, một trong những vướng mắc phổ biến trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế hiện nay là chưa có quy định về nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư áp dụng cho cùng một đối tượng. Lâu nay, việc xử lý các vấn đề vẫn dựa trên từng trường hợp cụ thể.

Nếu như tính tới cả khó khăn trong việc dẫn chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thì không khó để dự báo rằng, rất khó để đạt được tính thống nhất và triệt để trong việc xử lý các trường hợp này, bởi việc xử lý cùng một trường hợp có thể cho kết quả khác nhau ở các địa phương khác nhau.

Câu chuyện Pizza Hut phải trực tiếp đệ trình ý kiến lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ các doanh nghiệp hồi năm ngoái, sau nhiều lần hỏi lý do vì sao chưa được phép mở thêm cửa hàng tại Hà Nội, nhưng không được hồi đáp là một ví dụ điển hình. Đến thời điểm này, việc các địa phương diễn giải và hiểu khác nhau về quy định đánh giá kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với doanh nghiệp FDI khi họ có nhu cầu mở địa điểm kinh doanh mới vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Có nhiều lý do để lý giải hiện trạng này. Ngay trong báo cáo giải trình về việc xây dựng Danh mục có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhắc tới thực trạng có sự khác nhau giữa điều kiện đầu tư được quy định tại các cam kết quốc tế với pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Thứ nhất, nhiều điều ước quốc tế về đầu tư không quy định nguyên tắc xử lý trong trường hợp điều ước đó có quy định khác với các điều ước có liên quan. Do vậy, việc căn cứ vào quy định của điều ước quốc tế để thực hiện ngay trong trường hợp này là không khả thi.

Thứ hai, việc áp dụng điều ước quốc tế theo hướng thuận lợi hơn cho nhà đầu tư là vấn đề thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia và điều này thể hiện thiện chí của quốc gia đó đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là nguyên tắc được thừa nhận tại Điều 26 Công ước Viên về điều ước quốc tế. Theo đó, mỗi điều ước quốc tế đang có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được thực hiện một cách có thiện chí.

Thứ ba, pháp luật đầu tư cũng như thực tiễn quản lý hoạt động đầu tư đều dành cho nhà đầu tư quyền được lựa chọn điều kiện đầu tư thuận lợi trong trường hợp pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Chẳng hạn, trên thực tế, đối với hoạt động đầu tư trong các ngành giáo dục, y tế, du lịch… nhà đầu tư Nhật Bản đã được hưởng sự đối xử thuận lợi theo quy định tại Hiệp định đầu tư song phương Việt Nam – Nhật Bản, thay vì phải tuân thủ điều kiện đầu tư hạn chế hơn theo Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Trong trường hợp này, việc xử lý với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác sẽ như thế nào khi theo cam kết WTO, một khi đã mở cửa cho nhà đầu tư của một quốc gia nào đó thì buộc phải mở cửa đối với tất cả các thành viên còn lại.

Ngoài ra, có một số ngành nghề Việt Nam thật sự có nhu cầu khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhưng lại đang bị hạn chế theo các điều ước quốc tế. Cũng có những ngành nghề Việt Nam không cam kết theo Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ trong WTO. Câu hỏi lâu nay vẫn chưa có lời đáp là: nếu các bộ, ngành không đề xuất các điều kiện đầu tư thì có được hiểu là không có hạn chế gì không?

Có Khả năng sẽ có ách tắc trong xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cũng phải nói thêm, Cục Đầu tư nước ngoài là đơn vị được giao trách nhiệm hoàn tất Danh mục có điều kiện và Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài này. Công việc được thực hiện từ đầu năm nay, nhưng giờ vẫn chưa xong.

OTHER NEWS