TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 Cuộc tranh luận trực tiếp thứ ba và cũng là cuối cùng giữa bà Clinton và ông Trump dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/10 tới tại Đại học Nevada ở thành phố Las Vegas./.

 KD: Một thể chế, một môi trường chính trị công khai, minh bạch, sẽ tìm ra được nhân tài đủ sức làm Tổng thống một cường quốc. Thật thú vị. Nhìn mà thèm cho những nước lạc hậu, lẹt đẹt, bảo thủ,cứ tự sướng!

Đúng 8h sáng (giờ Việt Nam) Thứ Hai ngày 10/10/2016, cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ 2 giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ: Hillary Clinton và Donald Trump đã bắt đầu tại trường đại học Washington ở St.Luis, Bang Missouri. 

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ trong cuộc đối thoại

Cuộc tranh luận lần này do 2 nhà báo: Anderson Cooper (người dẫn chương trình của kênh truyền hình CNN) và Martha Raddatz (kênh truyền hình ABC) điều phối.

Cuộc tranh luận chính thức bắt đầu, 2 người dẫn chương trình Martha Raddatz và Anderson Cooper đã xuất hiện trên sân khấu và vẫy tay chào khán giả.

Hai ứng viên Tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump không bắt tay nhau. Họ chỉ tiến lại gần và gật đầu chào nhau.

Câu hỏi đầu tiên từ phía khán giả về việc liệu 2 ứng cử viên có phải là hình mẫu cư xử phù hợp đối với giới trẻ ngày nay.

Bà Clinton trả lời một cách tự tin: “Cần khẳng định với giới trẻ rằng chúng ta một đất nước tôn trọng sự đa dạng và cùng giúp đỡ nhau phát triển. Tôi có một cái nhìn rất tích cực và lạc quan về những gì chúng ta có thể làm. Đó cũng chính là lý do vì sao khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của tôi là Cùng nhau vững mạnh hơn.Tôi hi vọng chúng ta có thể sát lại gần nhau hơn nữa trong chiến dịch này. Tôi muốn trở thành Tổng thống của tất cả người dân Mỹ”.

Bà Clinton tuyên bố: “”Chúng ta cần làm cho thanh niên hiểu rõ rằng, nước Mỹ là rất tuyệt vời bởi chúng ta đều là những người tốt. Chúng ta tôn trọng lẫn nhau, nâng đỡ nhau và trân trọng sự đa dạng”.

Donald Trump: “Tôi đồng ý với những gì mà bà Clinton vừa phát biểu. Tôi bắt đầu chiến dịch tranh cử bởi tôi cảm thấy quá mệt mỏi khi phải nhìn thấy những điều ngu ngốc xảy ra tại đất nước này. Tôi muốn nước Mỹ trở lại vĩ đại như trước. Có rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra, như chính sách chăm sóc y tế Obamacare khiến người dân phải chi trả nhiều hơn”.

Sau đó, ông nói sang vấn đề thỏa thuận Iran, thâm hụt thương mại của Mỹ, việc  2 cảnh sát bị bắn chết tại California vào thứ 7 vừa qua ở California và về điều kiện sống của người Mỹ gốc Phi trong các thành phố lớn.

Xung quanh vụ bê bối gần đây của ông Trump, người điều phối Cooper đề cập: “Ông đã tuyên bố rằng ông đã tấn công tình dục phụ nữ?”

Ông Trump đã gửi lời xin lỗi tới gia đình, người dân Mỹ và thừa nhận: “Đó là câu chuyện trong phòng thay đồ. Tôi không tự hào gì khi nói những điều đó. Trên thực tế, tôi cảm thấy rất xấu hổ”.

Ngay lập tức, bà Clinton mở đòn tấn công: “Hồi tháng 6, tôi đã nói rằng, ông Trump không phù hợp để làm Tổng thống. Hôm thứ 6 tuần vừa qua, tất cả chúng ta đã nghe thấy những gì ông Donald nói về phụ nữ, ông ấy nghĩ gì về phụ nữ và đối xử với phụ nữ như thế nào? Chúng ta đã chứng kiến ông ấy sỉ nhục phụ nữ. Điều đó cho thấy con người thật của ông ta ra sao”.

Khi được hỏi ông đã bao giờ quấy rối hay tấn công tình dục phụ nữ chưa, ông Trump trả lời: “Tôi rất tôn trọng phụ nữ, không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi. Tôi không bao giờ làm như thế. Tôi sẽ khiến nước Mỹ trở nên an toàn hơn”.

Hillary tấn công, "tôi đã dành nhiều thời gian, trong 48 giờ qua, để nghĩ về những gì chúng ta nghe thấy và chứng kiến. Tôi chưa từng đặt câu hỏi về sự phù hợp của các ứng viên tổng thống trước đây – Donald Trump khác biệt. Những gì tất cả chúng ta đều đã nhìn thấy, đã nghe thấy hôm 7/10 là Donald Trump nói về phụ nữ... Tôi nghĩ ai biết cũng thấy rõ nó đúng là những gì ông ấy nghĩ về phụ nữ. Tôi từng nói rằng, ông Trump không xứng đáng là Tổng thống Mỹ. Tất cả những gì chúng ta được chứng kiến là những điều ông Trump muốn nói về phụ nữ, cách ông ấy suy nghĩ và đối xử với họ. Điều đó thể hiện chính xác con người ông ấy”

Ông Trump tuyên bố, đó chỉ là “lời nói bình thường” và  ông Trump cũng cáo buộc, chưa từng có ai trong lịch sử chính trị Mỹ lại lạm dụng phụ nữ nhiều như ông Bill Clinton.

Đáp lại, bà Clinton dẫn lại tuyên bố của đệ nhất phu nhân Michelle Obama: “Khi họ chơi xấu chúng ta thì chúng ta vẫn sẽ ngẩng cao đầu”

Tỷ phú Trump sau đó cáo buộc chính bà Clinton mới là người khơi mào vấn đề nơi sinh của Tổng thổng Obama và tuyên bố: “Bà nợ ông Obama một lời xin lỗi”.

Hillary nói rằng, Trump "chưa từng xin lỗi", và ông nợ Barack Obama một lời xin lỗi vì đã khởi xướng "nói dối khai sinh".

Đáp trả đòn tấn công của Hillary, ngay khi được hỏi "chiến dịch đã làm ông thay đổi. Điều gì đã xảy ra?"

Ngay lập tức Donald Trump phản pháo bằng việc chĩa mũi dùi vào cựu Tổng thống Bill Clinton, chồng của bà Clinton.

 “Nếu bạn để ý, chưa từng có một chính khách nào trong lịch sử quốc gia này có những hành động phỉ báng phụ nữ như Bill Clinton. Trong khi đó, chính bà Hillary cũng đã chống lại những người phụ nữ ấy một cách đầy ác ý. Bốn người trong số họ cũng có mặt tại đây hôm nay. Một trong số họ bị cưỡng bức năm 12 tuổi. Bill Clinton đã bị tước bằng luật sư vì khai man trong các vụ bê bối tình ái khi còn đương nhiệm. Ông ấy đã phải trả 850.000 USD tiền phạt để hòa giải. Tôi nghĩ trước những vụ việc trên, bà Clinton nên cảm thấy tự hổ thẹn".

Trump cũng nhắc lại đoạn băng hồi năm 2005 bị rò rỉ chỉ là "cuộc trò chuyện ở phòng kín".

Chưa đầy hai tiếng trước khi cuộc tranh luận diễn ra, ông Trump tổ chức họp báo, xuất hiện cùng 3 người phụ nữ từng tố cáo cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, chồng bà Hillary Clinton, về hành vi hiếp dâm hay tấn công tình dục. 

 

Đối thoại trực tiếp nảy lửa lần 2 giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ - ảnh 1 Từ trái sang: Kathleen Willey, Juanita Broaddrick và Kathy Shelton - 3 trong số 4 người phụ nữ được Donald Trump đề cập đến có mặt tại hội trường buổi tranh luận.

 

Ông Trump dọa sẽ bỏ tù bà Clinton nếu ông đắc cử Tổng thống

Donald Trump bắt đầu công kích ông Bill Clinton, trên Twitter chính thức của ứng cử viên đảng Cộng hòa vừa xuất hiện dòng trạng thái: "Không có ai lạm dụng phụ nữ trong chính trị nhiều hơn Bill Clinton".

Bà Clinton bao biện về bê bối sử dụng email cá nhân của mình: “Nếu tôi được làm lại, tôi sẽ không bao giờ làm như thế. Đó là một sai lầm và tôi lấy làm tiếc vì mình đã làm như vậy”. Bà Clinton khẳng định, không có bằng chứng gì về việc những email được đánh dấu mật rơi vào tay kẻ xấu.

Ông Trump khẳng định: “Bà ấy lại dối trá”, còn bà Clinton chỉ biết cười trừ khi bị công kích trực diện.

Cựu ngoại trưởng Mỹ khẳng định, không có bằng chứng máy chủ cá nhân của bà bị xâm nhập. Và bà coi chuyện các tài liệu mật "rất nghiêm túc". "Không có bằng chứng có bất kỳ tài liệu mật nào rơi vào tay kẻ xấu".

Hillary yêu cầu khán giả kiểm tra nhanh Trump: "Mọi thứ ông ấy vừa nói hoàn toàn không đúng. Nhưng tôi không thấy ngạc nhiên. Thật tốt khi ai đó với tính khí của Donald Trump không lãnh đạo đất nước của chúng ta".

"Nếu tôi đắc cử, tôi sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp mở cuộc điều tra đặc biệt về bê bối email của bà", Trump đe dọa bà Clinton. “Bà sẽ phải tự thấy hổ thẹn”.

Bà Clinton đáp trả: “Mọi điều ông nói đều là sai trái và tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên gì”.

Trump trả lời: "Bởi vì bà nên ở tù". Trump phản đòn quyết liệt: "Điều bà nên xin lỗi là về 33.000 email bà đã xóa... Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp của mình cử một công tố viên đặc biệt điều tra vụ của bà".

Thậm chí, ứng cử viên đảng Cộng hòa còn tuyên bố “Clinton sẽ phải vào tù nếu tôi trở thành Tổng thống”.

Đám đông theo dõi cuộc tranh luận sau đó hò reo vang dội khi ông Trump khẳng định, bà Clinton sẽ phải ngồi tù.

Chính sách Obamacare

Trong khi bà Clinton khẳng định cần tiếp tục triển khai và phát triển chính sách chăm sóc sức khỏe này thì ông Donald Trump cho rằng đó thực sự là một thảm họa.  “Chính sách này sẽ không bao giờ có hiệu quả”, ông nói.ông Donald Trump nói: "Obamacare là một thảm họa. Bạn biết điều đó, tất cả chúng ta đều biết. Obamacare sẽ không bao giờ hiệu quả. Nó là bảo hiểm y tế rất tồi và đắt đến mức khó tin đối với đất nước chúng ta. Chúng ta phải hủy bỏ và thay nó bằng một chương trình ít tốn kém hơn, có hiệu quả. [Clinton] muốn tiến tới bảo hiểm y tế thanh toán đơn lẻ, giống như ở Canada".

Trong bối cảnh bà Clinton đang ngập ngừng khi gặp câu hỏi khó về vấn đề chăm sóc y tế, ông Trump tiếp tục dồn ép bà: “Bà cứ trả lời trước đi, tôi đợi được, Tôi là một quý ông mà”.

Bà Clinton đành trả lời rằng, việc xem xét lại chi phí khám chữa bệnh theo Đạo luật Cải cách Chăm sóc Y tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Bà cũng thừa nhận, người dân đang phải đóng chi phí quá cao.

Bà Clinton cũng cho biết, bà muốn duy trì chính sách Obamacare, tuy nhiên, điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người được hưởng chính sách chăm sóc y tế.

Trong khi đó, ông Trump khẳng định: “Chính sách chăm sóc y tế hiện nay chỉ càng trở nên tồi tệ hơn và sẽ tự sụp đổ vào năm 2017”. Theo ông Trump, chính sách này là quá đắt đỏ và không hiệu quả.

Tỷ phú Mỹ nhấn mạnh, cần thay đổi chính sách hiện nay bằng một chính sách hiệu quả hơn: “Obamacare là một thảm họa”.

Bản thân chồng bà Clinton, cựu Tổng thống Bill Cliton từng than phiền rằng, Obamacare là “thứ điên rồ nhất trên thế giới” do chi phí gia tăng chóng mặt.

Người dẫn chương trình đặt câu hỏi: "Liệu Bill Clinton có sai khi gọi Obamacare là "thứ điên khùng nhất trên thế giới?".

Đáp lại, Bà Hillary nói: "Chúng ta không chỉ xé toạc rồi vứt nó đi". Nói các công ty bảo hiểm "sau đó sẽ có thể làm gì tùy ý". “Hơn 20 triệu người Mỹ giờ đã được nhận tiền bảo hiểm”. Bà cũng cáo buộc ông Trump muốn “xé nát” chương trình chăm sóc y tế của mỹ và trao chúng cho các công ty bảo hiểm.

Trả lời câu hỏi "Bà sẽ giảm chi phí chăm sóc sức khỏe thế nào?", Hillary nêu ra kế hoạch 4 điểm về cách thức bà cắt giảm chi phí y tế, nói rằng bà sẽ giữ lại những phần tốt đẹp nhất của Đạo luật Affordable Care của Obama.

Trump nói, "chúng ta sẽ phải bảo vệ người dân". "Chúng ta sẽ có thể chăm sóc những người không có các quỹ cần thiết để tự chăm sóc mình".

Ông quay sang cáo buộc bà Clinton đã thất bại trong việc tạo thêm việc làm và giúp đỡ người Mỹ gốc Phi.

Ông nhanh chóng xoay sang chủ đề tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). "Khi bạn có một thế giới mà IS đang chặt đầu người dân... có quá nhiều điều xấu xa đang xảy ra... Đó là những gì tôi muốn đề cập tới".

Vấn đề người Hồi giáo

Một khán giả người Hồi giáo đặt câu hỏi cho ứng viên Trump về việc làm thế nào để giải quyết Hội chứng sợ người đạo Hồi, khi những người theo đạo Hồi bị coi là một mối đe dọa và gây sợ hãi cho cộng đồng?

Ông Trump trả lời: “Bạn nói đúng về Hội chứng sợ người đạo Hồi. Và điều này thật đáng xấu hổ. Đây thực sự là một vấn đề”.

Theo quan điểm của ông Trump, người Hồi giáo cần phải báo cáo về vấn đề này nếu họ nhận thấy có điều gì bất ổn đang diễn ra. Nói tới đây, ông Trump cáo buộc bà Clinton không thể đối phó với khủng bố, bởi bà ấy “thậm chí còn không thể nêu tên những kẻ khủng bố thánh chiến Hồi giáo”.

Về phía bà Clinton, bà thừa nhận: “Thật không may, có nhiều sự chia rẽ xung quanh vấn đề người Hồi giáo và một số vấn đề đó gây ra bởi ông Donald”.

Bà nói rằng, người Hồi giáo đã có mặt tại Mỹ kể từ thời George Washington. Bà khẳng định: “Chúng ta cần người Mỹ gốc Hồi giáo, họ là một phần tai mắt của chúng ta, là những người đứng đầu mặt trận, họ là một phần của nước Mỹ”.

Liên quan đến câu hỏi về việc một người theo đạo Hồi tại Mỹ bị coi là mối đe dọa đối với đất nước, ông Trump nhấn mạnh: “Những người theo đạo Hồi cần báo cáo với giới chức Mỹ nếu họ chứng kiến các hành vi thù hằn nhàm vào mình. Nếu họ không làm vậy, nước Mỹ sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn”.

Ứng cử viên đảng Cộng hòa cho rằng, những người Hồi giáo, hơn ai hết phải trở thành người thông báo cho chính quyền sớm nhất về những âm mưu khủng bố mà họ có thể biết, ví dụ như vụ khủng bố ở San Bernardino năm 2015.

Tỷ phú Mỹ khẳng định, việc cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ là nhằm ngăn chặn kế hoạch “Con ngựa thành Trojan” lớn nhất từ trước đến nay: “Tôi không muốn tiếp nhận hàng trăm nghìn người Syria đến Mỹ trong khi chúng tôi không biết gì về họ cũng như về tình yêu của họ đối với nước Mỹ”.

Bà Clinton chỉ trích: “Những gì ông Trump nói về người Hồi giáo sẽ chỉ tạo điều kiện cho lũ khủng bố tuyển mộ người dễ dàng hơn”. Đáp lại, ông Trump nhấn mạnh: “Chúng ta đã có quá nhiều đồng minh là những tên tội phạm nhờ bà Hillary Clinton khi bà ấy còn là Ngoại trưởng Mỹ”.

Trong khi đó, The Guardian cho rằng ông Trump dường như đang giận dữ khi liên tục đi xung quanh sân khấu trong khi bà Clinton thì “không tin được đang trên sân khấu cùng Donald Trump”.

Người điều phối hỏi Donald Trump: "Ông sẽ giúp người Hồi giáo xử lý hậu quả bị gọi là mối đe dọa đối với đất nước sau khi bầu cử kết thúc?"

Trump đáp: "Anh đã đúng về Islamophobia và đó là một sự hổ thẹn. Nhưng có một vấn đề. Và chúng ta phải đảm bảo rằng những người Hồi giáo đến và trình báo khi họ nhìn thấy điều gì đó đang diễn ra".

Trump cho rằng, Hillary và Obama sẽ không dùng thuật ngữ "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan". "Trước khi bạn giải quyết được nó thì bạn phải nêu tên ra", Trump chỉ trích đối phương.

Raddatz hỏi liệu Trump vẫn giữ lệnh cấm người Hồi giáo vào Mỹ. Trump đáp: "Nó được gọi là kiểm tra cực điểm... Tôi không muốn có hàng trăm nghìn người từ Syria, khi chúng ta không biết gì về họ, kéo đến đất nước chúng ta".

Cũng về câu hỏi này, theo Hillary, "nước Mỹ là nơi tất cả mọi người đều có một chốn, nếu bạn muốn làm việc chăm chỉ, hãy làm phần của mình, đóng góp cho cộng đồng của mình" và "Rất thiển cận và nguy hiểm khi dính vào kiểu ngôn ngữ mị dân mà Trump dùng. Đối với họ, điều quan trọng là cảm thấy được cần, được đón nhận, là một phần của an ninh đất nước ... Chúng ta không phải đang chiến tranh với người Hồi giáo...".

Liên quan đến một gia đình người Hồi giáo tại Mỹ có con mất trong cuộc chiến tranh Iraq từng bị ông chỉ trích trước đây, ông Trump nói: “Đại úy Khan là anh hùng của Mỹ. Tuy nhiên, nếu tôi là Tổng thống vào thời điểm đó, anh ấy sẽ không phải bỏ mạng. Tôi sẽ không đưa quân sang Iraq. Iraq là một thảm họa”.

Cuộc chiến tranh Iraq

Bà Clinton cáo buộc ông Trump ủng hộ cuộc chiến tranh Iraq và khẳng định ông đã nói về điều này đến 11, 12 lần. Đáp lại, ông Trump khẳng định, ông chưa bao giờ nói như vậy và luôn phản đối cuộc chiến tranh này.

Tỷ phú Mỹ cho rằng, người dẫn chương trình đã cố tình ưu ái bà Clinton khi để bà được nói thêm 25 giây so với quy định.

Tuy nhiên, bà Clinton nhấn mạnh, Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề nhập cư: “Có nhiều đứa trẻ là nạn nhân của chiến tranh và chúng ta cần đóng góp công sức của mình để giải quyết vấn đề này”.

Bà Clinton khẳng định, bà ủng hộ việc xiết chặt quy định đối với người nhập cư vào Mỹ và “sẽ không để bất kỳ kẻ nào có thể gây hại cho nước Mỹ được đặt chân đến Mỹ”. “Trước hết, tôi sẽ không để bất cứ ai có nguy cơ gây hại đặt chân vào lãnh thổ của chúng ta. Tuy nhiên, hãy nghĩ về cảnh tượng hàng ngàn dân tị nạn, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Hãy nghĩ về hình ảnh cậu bé 4 tuổi với vết thương rỉ máu trên đầu. Ông Trump nói rằng chúng ta sẽ áp đặt lệnh cấm dựa theo tôn giáo. Nhưng chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách nào? Nước Mỹ là một quốc gia được thành lập dựa trên nền tảng tự do tôn giáo. Liệu chúng ta có thể “xét nghiệm” tôn giáo của những người đặt chân tới nước Mỹ?”

Vấn đề Libya, Syria, Syria và IS

Bà Clinton cho rằng những cuộc không kích của Nga đang tàn phá Aleppo, trong khi đó, ông Trump dường như lại tỏ ra ủng hộ vấn đề này và Tổng thống Syria Assad.

Trump khẳng định: "Assad đang tiêu diệt IS". Ngoài ra, ứng cử viên này còn cho rằng “cứ mỗi khi Mỹ hỗ trợ các nhóm nổi dậy để chống lại các chế độ độc tài thì lực lượng nổi dậy sẽ tồi tệ hơn”.

Ông Trump cũng công kích bà Clinton về vai trò của bà trong việc Mỹ can dự vào Libya, Syria và Iraq nhằm chống lại IS: “Giờ thì chúng hiện diện tại 32 quốc gia. Chúng mừng bà, làm tốt quá đấy!”.

Tỷ phú Mỹ cũng chỉ trích thời gian bà Clinton làm Thượng Nghị sĩ New York và những dự luật mà bà thông qua vào thời điểm đó: “Bà ấy là một thảm họa, một thảm họa thực sự”.

Bà Clinton cho biết, bà ủng hộ việc thiết lập một vùng cấm bay tại Syria nhưng “chúng ta cần phải giàn xếp với Nga” về điều này. Dù vậy, bà vẫn cảnh báo Mỹ cần thận trọng trước tham vọng của Nga.

Đáp lại, ông Trump nhấn mạnh: “Tôi không thích ông Assad nhưng ít nhất ông ấy cũng đang nỗ lực tiêu diệt IS, Nga cũng đang nỗ lực tiêu diệt IS và Iran cũng đang nỗ lực tiêu diệt IS”.

Khi được hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Aleppo rơi vào tay IS, ông Trump khẳng định: “Tôi nghĩ về cơ bản nó đã nằm trong tay IS”.

Sau khi ông Trump chỉ trích cái gọi là “sự ngu dốt của Chính phủ Mỹ ở Trung Đông” khi công khai kế hoạch quân sự chống IS của mình trước khi tấn công thực sự, người dẫn chương trình Martha Raddatz đã hỏi xoáy ông Trump: “Hãy trình bày chiến lược của ông đi”.

Quay trở lại vấn đề Syria, bà Clinton khẳng định, bà không muốn đưa quân vào Syria nhưng vẫn ủng hộ vai trò của lực lượng đặc nhiệm Mỹ hiện đang có mặt tại đây. Bà Clinton cũng cho biết, bà sẽ tập trung vào mục tiêu hàng đầu là thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Tấn thảm kịch ở Syria

Hillary cho rằng, "tình hình ở Syria thực sự là một thảm họa". Bà ủng hộ thiết lập một khu vực cấm bay tại khu vực, khẳng định Mỹ "cần một đòn bẩy trước người Nga" nhằm mang họ trở lại bàn đàm phán. "Tôi sẽ ngồi vào bàn đàm phán với nhiều đòn bẩy hơn những gì chúng ta có hiện nay". Bà cũng bày tỏ ủng hộ việc truy tố tội ác chiến tranh đối với Nga và Syria.

Trump nói: "Tôi không thích Assad chút nào, nhưng ông ta đang tiêu diệt IS, lính Nga cũng đang tiêu diệt IS". Ông Trump cũng thừa nhận tình hình ở Syria là "thảm họa". "Tại sao không làm nó thầm lặng, mở một chiến dịch tấn công âm thầm vào Mosul (thành trì của IS ở Iraq)? Tại sao các tướng lĩnh không bí mật tấn công và hạ gục IS?", Trump nói.

Trump nói, Hillary là một phần của cái gọi là "ranh giới đỏ" vô tác dụng mà Obama nêu ra về Syria. Hillary đáp rằng, bà không còn là Ngoại trưởng Mỹ khi Obama đưa ra "ranh giới đỏ" cho việc không kích nhằm vào Assad.

Người điều phối Raddatz lưu ý rằng liên danh tranh của của Trump đã kêu gọi cứng rắn hơn với Assad. Trump đáp lời: "Ông ấy và tôi chưa nói chuyện và tôi không đồng ý".

Hillary khẳng định sẽ không triển khai bộ binh tham chiến ở Syria, cho rằng đây là quyết định nguy hiểm. "Tôi hy vọng trước khi tôi trở thành tổng thống thì chúng ta đã có thể đẩy lùi IS ra khỏi Iraq. Nhiều cơ hội cho thấy chúng có thể bị đánh bật khỏi Mosul", bà nói. Tuy nhiên sẽ điều động các lực lượng đặc nhiệm và binh lính huấn luyện. Bà hy vọng khi trở thành Tổng thống Mỹ sẽ quét sạch Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi Iraq.

Ông Trump nhắc lại cuộc tấn công nhằm vào lãnh sự quán Mỹ tại Libya hồi năm 2012, nói rằng bà Clinton khi ấy đã phớt lờ rất nhiều yêu cầu tăng cường an ninh mà đại sứ Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công Benghazi đề xuất.

Sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử của Mỹ

Bà Clinton cáo buộc Tổng thống Nga Putin cố tình “gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử” nhằm giúp tỷ phú Donald Trump thắng cử: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, chúng ta chứng kiến kẻ thù - một quốc gia lớn khác-  nỗ lực tìm cách tác động đến cuộc bầu cử của chúng ta”.

Đáp lại, ông Trump bác bỏ quan điểm này: “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta có mối quan hệ tốt đẹp với nước Nga. Tôi không nợ nước Nga bất kỳ điều gì”.

Bà Clinton lên án chính quyền Matxcơva khi cho rằng Nga đang chỉ đạo tấn công mạng để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ. Ứng cử viên đảng Dân chủ nói rằng các quan chức tình báo tin rằng điện Kremlin đứng sau những vụ tấn công mạng vào chính phủ Mỹ, các tổ chức dân chủ và các trung tâm bỏ phiếu.

Theo bà Clinton, điều này có thể là do ông Trump đã ca ngợi ông Putin hoặc có dính líu đến các phi vụ làm ăn với các doanh nhân Nga và khẳng định, chỉ có thể biết được điều này nếu ông Trump chịu công khai thuế thu nhập cá nhân.

Ông Trump cũng cho rằng, việc Nga - Mỹ có thể hợp tác để đánh bại IS là điều rất tốt khi cho rằng “sẽ thật tốt nếu Mỹ có thể hợp tác với Nga để tiêu diệt cái gọi là Nhà nước Hồi giáo”.

Trong khi đó, ứng viên đảng Cộng hòa nói "sẽ tuyệt nếu chúng ta có thể hòa thuận với Nga, nhờ vậy có thể cùng đánh IS. Tôi không biết rõ về Putin. Tôi chả biết gì về Nga. Tôi không có hợp đồng ở đó". Và cũng không làm việc với Chính phủ Nga trong quá trình tranh cử.

"Tôi không có khoản vay nào với Nga, và tôi đã trả hàng triệu đôla tiền thuế. Ngay khi kiểm toán thường kỳ kết thúc, tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình", Donald Trump khẳng định.

Vấn đề thuế thu nhập cá nhân

Một khán giả nam đặt câu hỏi: "Làm sao các vị bảo đảm giới nhà giàu sẽ đóng thuế đầy đủ". Trump cho biết, ông đã đóng hàng trăm triệu tiền thuế, "nhiều hơn cả người bạn Warren Buffet của bà Hillary". Về việc ngăn chặn các lỗ hổng và thay đổi chính sách thuế, Trump cho rằng: "Bà ấy đã làm việc hơn 30 năm nhưng không thay đổi được gì, và sẽ không bao giờ thay đổi".

Đáp lại, Hillary cho rằng kế hoạch thuế của Trump sẽ giúp giới nhà giàu và các tập đoàn có được khoản giảm thuế lớn nhất chưa bao giờ có, trong khi lại làm gia tăng thuế của những gia đình trung lưu. "Ông ta chỉ quan tâm chính bản thân và những người như ông ta", bà Hillary nói, đồng thời nhắc lại chuyện Trump không đóng thuế thu nhập trong gần 20 năm.

Bà Clinton cáo buộc ông Trump trốn thuế suốt 20 năm qua: “Những gì mà các bạn nghe ông Donald nói vừa rồi là không đúng sự thật. Đừng tin những lời của một kẻ đã suốt 20 năm qua trốn thuế thu nhập liên bang. Ông ta chỉ nghĩ tới bản thân mình và những người như ông ta mà thôi”.

 Ông Trump khẳng định, ông chỉ công bố sau khi Chính phủ kết thúc việc kiểm toán thuế và nhấn mạnh: “Tôi rất tự hào khi làm như vậy”.

Cũng theo ông Trump, nếu làm Tổng thổng, ông sẽ cắt giảm thuế cho người dân Mỹ trong khi bà Clinton sẽ “đánh thuế thật nặng vào họ”.

Khi được hỏi có phải ông đã “sử dụng khoản thua lỗ 916 triệu USD để không phải đóng thuế liên bang hay không?”, ông Trump khẳng định: “Đúng là thế” và cho biết, rất nhiều người bỏ tiền ủng hộ cho quỹ Clinton cũng làm điều tương tự.

 “Đúng là tôi làm thế, nhưng Warren Buffet hay George Soros cũng làm thế. Nếu có vấn đề gì về thuế, bà Clinton đã có cơ hội sửa đổi thuế trong suốt 30 năm qua. Bà ấy chỉ nói mồm thôi”.

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Trump cáo buộc bà Clinton nói dối về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, bà Clinton thể hiện quan điểm ủng hộ thỏa thuận thương mại do Tổng thống Barack Obama khởi xướng. Trong vai trò Ngoại trưởng Mỹ vào năm 2012, bà nói: “Hiệp định TPP đề ra các tiêu chuẩn vàng về thỏa thuận thương mại mậu dịch tự do, minh bạch, công bằng và một sân chơi bình đẳng”. Bà cũng nhiều lần ca ngợi hiệp định này với những mỹ từ như “chất lượng cao”, “đột phá”, “tiêu chuẩn cao”...

Tuy nhiên, sau khi rời cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào năm 2014, quan điểm của bà về TPP đã đổi chiều. Năm 2015, trong một lần phát biểu, bà đã bày tỏ những lo ngại xung quanh hiệp định TPP và tỏ ý phản đối những điều khoản hiện nay của hiệp định này.

Về chính sách năng lượng

 Theo bà Clinton, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đang giữ thế độc lập về năng lượng, nhưng Trung Đông vẫn dàn xếp giá dầu khiến nhiều công ty năng lượng của Mỹ chịu thiệt hại. “Chúng ta cần phải tiếp tục độc lập về năng lượng nhằm giúp gia tăng sức mạnh và sự tự do”.

Bà Clinton cho rằng mục tiêu của bà là hướng tới năng lượng sạch và có khả năng tái tạo. Bà cũng nhấn mạnh rằng, mình là ứng cử viên duy nhất có kế hoạch khôi phục trữ lượng, sản lượng than của nước Mỹ.

Trong khi đó, ông Trump trình bày quan điểm sử dụng năng lượng hiệu quả, ông Trump khẳng định: “Chúng ta đang giết chết doanh nghiệp Mỹ làm ăn trong lĩnh vực năng lượng” và nhấn mạnh, ông ủng hộ việc phát triển điện gió và điện mặt trời. "Chúng ta đang giết chết, hoàn toàn giết chết, ngành năng lượng ở quốc gia này. Chúng ta đã tìm thấy một khối tài sản khổng lồ ngay dưới chân mình”.

Trong khi đó, bà Clinton cáo buộc ông Trump đã mua thép từ chính các doanh nghiệp Trung Quốc mà ông chỉ trích trước đó.

Câu hỏi về năng lượng cũng chính là câu hỏi cuối cùng trong cuộc tranh luận lần thứ 2 của 2 ứng viên Tổng thống.

Trong cuộc tranh luận này, các chuyên gia cho rằng, ông Trump đã “hoàn toàn lấn lướt” so với bà Clinton. Một số chuyên gia còn đùa rằng: “Hầu như không nghe thấy gì từ bà Clinton khi ông Trump công kích bà”.

Các vấn đề khác

Trong khi đó, ông Trump lên tiếng phàn nàn với người điều phối rằng, các phần phát biểu của bà Clinton quá dài dòng: “Khi bà ấy nói quá thời gian 1 phút thì các vị không ngắt lời. Trong khi tôi chỉ quá 1 giây thôi đã bị ngắt”.

Người dẫn dắt tranh luận Cooper hỏi Trump về lời chỉ trích cựu hoa hậu hoàn vũ Alicia Machado đăng trên Twitter cá nhân ông. Trump né tránh và bắt đầu nói về Clinton và Benghazi.

Bà Clinton công kích Donald Trump khi nhắc đến những phát ngôn trước đây của đối thủ. "Trump đã phát ngôn về người da màu, người Hồi giáo, người Mỹ La tinh, người nhập cư và cả các nạn nhân chiến tranh nhưng ông ta chưa bao giờ xin lỗi về hành động này", bà Clinton nhận định.

Trong khi đó, Trump cho rằng bà Clinton có 'sự thù hận trong trái tim'.

Bà Clinton nói rằng muốn Tòa án tối cao sớm hỗ trợ quyền phá thai và hôn nhân đồng tính ở Mỹ.

Tỷ phú Mỹ khẳng định: “Tôi muốn là Tổng thống phục vụ cho mọi người dân Mỹ” và chỉ trích bà Clinton vì đã gọi “nửa số người ủng hộ ông Trump là lũ khốn”.

Bà Clinton đã lên tiếng xin lỗi vì tuyên bố của mình: “Tôi không nói những người ủng hộ ông ấy mà là nói chính ông ấy và chiến dịch tranh cử đầy bạo lực của ông ấy không chỉ nhắm vào phụ nữ mà toàn thể người Mỹ”.

Tuy nhiên, theo ông Trump: “Trong đầu bà ấy đầy những suy nghĩ hận thù. Khi bà ấy nói “lũ khốn” là bà ấy thực sự nghĩ vậy”.

Bà Clinton khẳng định, bà sẽ chỉ định một Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, người “am hiểu cách thế giới hiện nay vận hành như thế nào” và cam kết sẽ đẩy “tiền bẩn” ra khỏi hệ thống chính trị của Mỹ.

Một khán giả người da màu đặt câu hỏi: "Liệu các vị có tự tin xứng đáng và thu được nhiều lá phiếu để trở thành tổng thống không?"

Ứng viên đảng Cộng hòa nói ông tự tin về điều này. "Bà Clinton nói người dân của chúng ta đáng khinh. Tôi sẽ không nói như vậy, tôi sẽ là tổng thống của tất cả mọi người", Trump công kích đối thủ đảng Dân chủ.

Về bình luận "đáng khinh", bà Clinton cho rằng đây không phải là từ dùng cho các cử tri, mà nói về chiến dịch gây chia rẽ của ông Trump, khi công kích người da đen, Hồi giáo, gốc Latin, nhập cư và cựu binh.

Trong khi đó, Hillary nhắc đến tỷ lệ đắc cử cao trong nhiệm kỳ thượng nghị sĩ lần 2, về xuất phát điểm là một luật sư đấu tranh chống phân biệt đối xử chống người da đen ...

"Chúng ta đang có một đất nước chia rẽ, vì những người mang sự thù hận to lớn trong tim như bà Clinton", Trump nói. "Đất nước này không thể có thêm 4 năm với người tiếp tục các chính sách của ông Obama, đó là bà Clinton".

Người điều phối hỏi bà Clinton: "Liệu Trump có tư cách trở thành lãnh đạo tốt?". Hillary trả lời, "không". Trump lập tức chen ngang, "Tôi bàng hoàng khi nghe như vậy". Hillary tiếp lời, "đó không chỉ là ý kiến của riêng tôi".

Trả lời câu hỏi về tòa án tối cao, bà Clinton cho rằng "Đây thực sự là một việc quan trọng. Tôi muốn các thẩm phán phải là người thực sự thấu hiểu cách mà thế giới này hoạt động và có tầm hiểu biết không chỉ trong lĩnh vực pháp luật”.

Bên cạnh đó, bà Clinton cũng đề cập đến việc loại bỏ việc sử dụng “tiền đen” và các “nhóm không tiết lộ danh tính” ra khỏi sự vận hành của hệ thống chính trị Mỹ, đồng thời bảo vệ quyền bầu cử và công bằng hôn nhân. Trong khi đó, ông Trump đề cập tới hình mẫu của thẩm phán tòa án tối cao Mỹ Antonin Scalia đã qua đời vào ngày 13/2 vừa qua. “Ông ấy là một con người tuyệt vời. Sự ra đi ấy đã để lại một khoảng trống to lớn. Tôi muốn những vị quan tòa tôn trọng thể chế và Tu chính án thứ hai (có đề cập tới quyền sở hữu súng đạn)".

Câu hỏi cuối cùng của một khán giả: “Ông/bà có thể nêu một điều tích cực ở đối thủ mà ông/bà cảm thấy tôn trọng nhất?”

Hillary đáp, "tôi tôn trọng các con của ông ấy. Những người con của Trump phản ánh nhiều điều về ông ấy". "Trên cương vị là một người mẹ, một người bà, tôi rất tôn trọng những đứa con của Trump khi họ luôn nói tốt về ông ấy", bà Clinton chia sẻ.

Còn ông Trump thì nói rằng: “Bà ấy là người không dễ bỏ cuộc, bà ấy là một chiến binh. Dù tôi có bất đồng với những gì bà ấy đang đấu tranh nhưng bà vẫn đang nỗ lực hết mình để đi theo con đường riêng của bản thân. Đó là điều rất tốt đẹp”. Cho dù ông "có nhiều quan điểm bất đồng với bà ấy". "Tuy nhiên, tính cách này là điều mà tôi ngưỡng mộ Hillary. Đây là một tính cách tuyệt vời", Donald Trump nói.

Đây cũng là câu hỏi cuối cùng của cuộc tranh luận. Hai ứng viên bắt tay nhau, kết thúc màn tranh cãi trực tiếp lần hai.
 
(Ngày Nay)
 
 

OTHER NEWS