TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Xét trường hợp của Việt Nam, hiện chi trả bảo hiểm tiền gửi vẫn chỉ được duy trì ở mức tối đa là 50 triệu đồng, là mức được quy định từ năm 2005. Bản thân Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng nhìn nhận rằng quy định mức tối đa 50 triệu đồng như hiện nay không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam xét ở các yếu tố như thu nhập GDP bình quân đầu người, tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng tiền gửi… và chưa bảo vệ được hết quyền lợi của người gửi tiền.

2- Nay với sự cho phép, về nguyên tắc, phá sản các ngân hàng yếu kém, rõ ràng mức chi trả bảo hiểm này trở thành mối bận tâm lớn hơn của nhiều người gửi tiền, nhất là khi có nhiều tin đồn về sức khỏe của một vài ngân hàng nào đó có vấn đề. 

3- Không rõ là trước hay sau khi Thủ tướng tuyên bố chủ trương cho phá sản ngân hàng yếu kém này, trên website của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong mục “Cẩm nang cho người gửi tiền”, có đoạn nói rằng hạn mức chi trả tối đa này “đang được đề nghị nâng lên mức cao hơn để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, duy trì niềm tin công chúng và tránh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng”.

4-Đến đây thì nảy sinh ra 2 vấn đề liên quan:

+ Thứ nhất, liệu thực sự Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (hay cơ quan chủ quản của nó) có sẵn lòng nâng mức chi trả này lên cao hơn không? Lưu ý rằng mức tính phí bảo hiểm tiền gửi từ trước đến nay được tính theo một công thức cố định, có nghĩa là mức trích nộp bảo hiểm tiền gửi từ các tổ chức tín dụng cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là không đổi cho mỗi khoản tiền gửi.

+ Vấn đề thứ hai là việc cho phá sản các ngân hàng có thực sự sẽ diễn ra ở Việt Nam hay không, mặc dù người đứng đầu chính phủ đã tuyên bố như vậy. Như đã được chỉ ra trong Báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do WB và IMF công bố ngày 29/8, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – một trong những nguồn lực chính xử lý hậu quả phá sản ngân hàng – hiện có nhiều hạn chế trong hoạt động, và tình hình tài chính của nó cũng không đủ để hỗ trợ 2 tổ chức tín dụng quy mô trung bình. Đó là chưa kể cách thức đầu tư vốn của cơ quan này có nhiều rủi ro nghiêm trọng dẫn đến khả năng mất vốn.

OTHER NEWS

Read more

(Kiến Thức) – Thời gian gần đây, nhiều sếp lớn của ngân hàng Agribank từ Nam chí Bắc, rơi vào vòng lao lý, vì gây thiệt hại ngân sách hàng trăm tỉ đồng.

Read more