TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: 1-Nói chung những ai ...yếu tim thì nên tránh xa thương trường từ nay đến 08/11! 2-Vốn nhiều thì mua đất nền ăn theo CSHT.Tiền ít thì mua USD.Có bản lĩnh + Kinh nghiệm thì chơi...chứng (CP giá trị+Giữ 1-2 năm!).Liều như G.Soros thì mua...vàng !

1-Thị trường bđs:

+ Có thể sẽ diễn ra cuộc tháo chạy khỏi thị trường bất động sản này nếu Donald Trump thắng cử bởi TPP sẽ khó thông qua, kéo theo nhu cầu thuê văn phòng, nhà kho của các tập đoàn kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm.

+ Tác động lần này được dự báo sẽ vượt qua sự kiện Brexit mới đây khiến cho nhà đất tại Nhật rớt giá thảm hại.

+ “Chúng ta cùng chờ xem thị trường bất động sản Việt Nam trong quý IV sẽ chịu tác động như thế nào sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11”, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định.

+ CBRE Viet Nam cũng đưa ra những quan ngại tương tự trong báo cáo về triển vọng thị trường mới đây. 2-FDI:

+ Hiện tại dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam vẫn đang khá tích cực. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới 9 tháng đầu năm lên đến hơn 16,4 tỉ USD; vốn thực hiện ước tính khoảng 11,02 tỉ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) tháng 9 của Việt Nam lên tới 52,9 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 5.2015, phản ánh các nhà sản xuất vẫn đang kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành cứ địa sản xuất mới tại châu Á nhờ TPP.

+ Nhưng mọi chuyện đều có thể thay đổi nếu TPP không được thông qua.

3-XNK:

+ Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam có nguy cơ sẽ mất đơn hàng nhiều hơn vào các đối thủ như Campuchia (vốn được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất vào Mỹ, trong khi Việt Nam hiện bị áp mức 17-18%).

+ Tất nhiên, nếu TPP không được thông qua, Trung Quốc sẽ là người vui nhất, bởi quốc gia này sẽ tiếp tục giữ vững vị thế sản xuất hàng đầu tại châu Á so với các đối thủ khác.

+ Trong khi một hiệp định thương mại khác là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc khởi xướng sẽ nhận thêm động lực mới để đẩy nhanh tiến độ đàm phán.

OTHER NEWS