FYR: Những điểm yếu của sĩ phu Việt/ http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=9511
1-Những điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
2-Cũng từ quan sát của mình:
+ Tôi lại thấy băn khoăn vì sao có không ít người Việt đã sống và làm việc nhiều năm tại châu Âu mà hình như cũng có không bao nhiêu người Việt ta có danh tiếng trong thiên hạ, cả trong hoạt động khoa học, công nghệ và trong kinh doanh.
+Từ những suy nghĩ về ham học và tính hiếu học kể trên tôi thấy rằng có lẽ lúc này cái ham học hỏi của người Việt Nam ta phải gọi là tính chịu khó học mà thôi.
+Chịu khó học bởi rất nhiều người Việt trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vẫn chịu đựng được để học tập nhằm đạt được danh vị với mục đích để thoát khỏi vị trí thấp trong xã hội, để được làm quan, được người đời kính trọng, được sống sung sướng hơn.
3-Trong lịch sử nước ta, như 82 tấm bia đá trong Văn Miếu Hà Nội cho biết thì nước ta đã có 1306 vị tiến sĩ, trong đó có 47 trạng nguyên (là thủ khoa trong các kỳ thi tiến sĩ).
+ Con số đó có nói lên cái tính hiếu học của người Việt Nam ta chưa?
+Theo tôi nghĩ thì đại đa số các vị trạng nguyên, tiến sĩ đời xưa học là để tìm lấy một vị trí cao trong xã hội, là để ra làm quan. Sau khi ra làm quan liệu có bao nhiêu vị trạng nguyên, tiến sĩ vẫn còn ham học để nâng cao kho tri thức, hiểu biết của mình để phục vụ cho sự phát triển xã hội, cho loài người?
+Trong lịch sử nước ta cũng có những người hiếu học thực sự và vì thế mà mặc dù họ có thể không là trạng nguyên mà vẫn được lịch sử ghi nhận là những đại trí thức, bác học của dân tộc như Lương Thế Vinh, Hưng Đạo vương, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Hồ Chí Minh... bởi những gì mà họ để lại cho dân tộc, cho các đời sau là những di sản trí tuệ vô giá, niềm tự hào của văn hoá Việt Nam.
+Chỉ tiếc rằng số người này rất ít so với số tiến sĩ, trạng nguyên.
+ Và ngày nay, trong số gần 14.000 tiến sĩ và giáo sư, phó giáo sư ta đang có, liệu có bao nhiêu người có được công trình xứng đáng làm rạng danh tên Việt Nam trong khu vực hay trên thế giới bởi sự đóng góp làm giàu kho kiến thức của nhân loại?
+ Khi so sánh cái sự ham học của người phương Đông và phương Tây, tôi cho rằng người ở phương Tây có lẽ là hiếu học bởi họ luôn muốn biết cái mới, tìm cái mới trong suốt cuộc đời họ.
+ Có thể vì tính hiếu học của người phương Tây mà sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới chủ yếu là sự phát triển của khoa học và công nghệ phương Tây, mặc dù nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ... có lịch sử cả nghìn năm trước châu Âu.
+ Thực ra ngày nay, có không ít nhà khoa học danh tiếng, kể cả được giải Nobel là người Trung Hoa, Ấn Độ, Pakistan... ví dụ đã có 6 người Trung Hoa được giải Nobel. Nhưng thật đáng tiếc là những người gốc phương Đông này đều lại sống và làm việc tại Mỹ hoặc các nước châu Âu.
+ Môi trường xã hội thuận lợi là yếu tố quan trọng tạo nên tính hiếu học cho con người như đã thấy trong sự phát triển đáng kể về khoa học và công nghệ của một số nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... những năm cuối của thế kỷ 20.