TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Chia sẻ với quan điểm vừa kể, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tại Hà Nội, chỉ ra rằng phương pháp phỏng vấn, lấy mẫu ở Việt Nam của Quỹ Tân Kinh tế học có thể không đúng đối tượng. Bà nói với VOA:

“Tôi cho rằng tất cả các tiêu chí đó của Việt Nam đều có vấn đề. Tuổi thọ của Việt Nam cũng không phải là cao. Về môi trường thì rõ ràng là có quá nhiều vấn đề. Việc khai thác tài nguyên của Việt Nam từ trước đến nay rất là không bền vững. Việt Nam đang ở trong thời kỳ mà cái phân tầng xã hội nó càng ngày càng lớn. Ở Việt Nam có một số những người rất giàu, còn lại có những người rất nghèo. Cái bất bình đẳng tôi nghĩ nó khá là rõ. Nếu mà nói về bình đẳng thì cũng rất là khó để xếp Việt Nam ở một cái top cao của hạnh phúc. Tôi cảm thấy những cái đánh giá, nghiên cứu đấy có thể rất có vấn đề về phương pháp”.

Tỏ ý nghi ngờ về tính đáng tin cậy trong cách đánh giá về vấn đề sinh thái, môi trường, chị Mai Mai Hương, một cựu ký giả có 14 năm viết về các chủ đề văn hóa, xã hội hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nêu ý kiến như sau với VOA:

“Riêng về vấn đề sinh thái thì rõ ràng là không chính xác vì là trong năm qua Việt Nam đã đối mặt với các vấn đề về môi trường rất là trầm trọng, đặc biệt là vụ cá chết. Nhưng mà tại sao ở một quốc gia mà cá chết dọc bờ biển đến 200 kilomet mà lại vẫn đạt được một số đỉnh cao về sinh thái thì cũng không rõ lắm về cách tính của họ”.

OTHER NEWS

Người bà xót cháu lắm. Con trời con phật, đi chữa mãi mới sinh được thằng cu. Mà cha mẹ thằng bé lại “theo lý thuyết phương Tây” bắt thằng bé phải tự lập, phải khổ. Lý luận rằng “có khổ mới nên người”. Ông cha ta nói cấm có sai. Đừng có cãi. “Ừ, […]

Read more
Read more