1-Trong số các chủ nợ là ngân hàng có Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển (BIDV) với dư nợ lớn nhất - hơn 10,600 tỷ đồng, bao gồm 1,870 tỷ cho vay ngắn hạn và 2,870 tỷ cho vay dài hạn và lượng lớn còn lại 5,900 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng Eximbank cũng “dính” với Hoàng Anh Gia Lai gần 4,000 tỷ đồng.
Trong trường hợp Hoàng Anh Gia Lai có “mệnh hệ” gì, chắc chắn hai ngân hàng BIDV và Eximbank sẽ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vấn đề là khi đó Ngân Hàng Nhà Nước có dang tay “cứu” BIDV và Eximbank, hay để hai ngân hàng này “tự bơi”.
2-Chỉ còn cách là giãn nợ cho Hoàng Anh Gia Lai. Có nhiều phỏng đoán rằng Hoàng Anh Gia Lai sẽ nhận được thời gian ân hạn là 3 năm đối với hầu hết các khoản vay tại các ngân hàng Việt Nam. Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai sẽ chưa phải trả gốc và lãi trong 3 năm tới.
3-Tuy nhiên cho tới nay, phương án tái cơ cấu nợ của Hoàng Anh Gia Lai chưa được Chính phủ chính thức phê duyệt, một phần do phản ứng xã hội về việc các ngân hàng và bộ ngành – hoặc quá ưu ái hoặc đã “đi đêm” - với Hoàng Anh Gia Lai.
4-Nếu trong thời gian tới Hoàng Anh Gia Lai phá sản, đây sẽ là câu chuyện ra đi đầu tiên của một đại gia nằm trong số những người giàu nhất Việt Nam, báo hiệu cơn khủng hoảng kinh tế rất cận kề của đất nước khốn khổ về tham nhũng, phân hóa giàu nghèo và tính người này.
5-Và gần như chắc chắn sẽ dẫn tới sự ra đi của những Hoàng Anh Gia Lai khác.