TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Để viết một bài luận văn, sinh viên Úc chỉ mất khoảng 5,7 giờ, sinh viên Việt Nam có thể mất 5,7 ngày (Đó là chưa kể thời gian tìm và đọc các tài liệu tham khảo).

2- Nhiều em chọn lựa một biện pháp dễ dãi nhất: copy từ sách báo hoặc trên internet. Hình thức copy ấy có nhiều mức độ: Nhẹ thì chỉ lấy vài đoạn; nặng thì lấy trọn bài của người khác, nhất là trong các bài điểm phim hay điểm sách.
3-Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ là do trở ngại về ngôn ngữ.

+Trong các lớp về văn hoá và chiến tranh Việt Nam do tôi dạy, để nâng đỡ các sinh viên Việt Nam, trong phần ngôn ngữ, tôi cho sinh viên được phép viết bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt.

+ Phần lớn các sinh viên du học đều chọn viết bằng tiếng Việt, thứ ngôn ngữ các em thông thạo nhất, vậy mà, nhiều em vẫn đạo văn.

4-Điều khiến tôi ngạc nhiên và băn khoăn nhất là những em ấy đều là những sinh viên thông minh, lanh lợi và khá chăm chỉ.

+ Bởi vậy, khi phát hiện họ đạo văn, bao giờ tôi cũng có có cảm giác vừa sửng sốt vừa buồn rầu.

+ Sinh viên học kém, rớt, buồn, đã đành. Nhưng những cái buồn ấy dù sao cũng dễ chịu. Năm nào cũng có một số sinh viên thi rớt như thế. Rớt kỳ này, họ học lại kỳ sau.

+ Chẳng thà họ là những sinh viên kém. Đằng này…

5-Có thể nói, trong cuộc đời đi dạy của tôi, buồn nhất là những lúc phát hiện sinh viên đạo văn.

+ Còn cái buồn trước việc đạo văn của sinh viên, nó cứ day dứt thế nào. Mỗi lần viết lời phê trong đó ghi các em bị điểm zero vì đạo văn, bao giờ tôi cũng thấy nặng nề. Nhất là khi sinh viên ấy lại là người Việt. Và không ngớt trăn trở tự hỏi: Tại sao?

+ Nếu không phải là lý do trở ngại ngôn ngữ thì đâu là lý do chính?

+ Trước hết, cần lưu ý là, như báo chí trong nước thường loan tin, đạo văn là một hiện tượng rất phổ biến tại Việt Nam.

+Không phải chỉ học sinh hay sinh viên đại học mới đạo văn.

+Ngay cả những người làm luận án Thạc sĩ cũng như Tiến sĩ  ( VÀ CAO HƠN NỮA !?) cũng đạo văn: Cả những giáo sư hay những người làm công tác nghiên cứu cũng đạo văn. Đâu đâu cũng có đạo văn dưới những hình thức và với những mức độ khác nhau.

KL: Nhưng ghi nhận tính chất phổ biến của hiện tượng đạo văn như thế, chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao?

OTHER NEWS

1-Chỉ còn gần ba tháng nữa là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, khi đó, lao động là một trong những yếu tố được tự do di chuyển 2-Khoảng thời gian này quả thật quá ngắn để lao động Việt Nam có thể chuyển mình thay đổi và cạnh tranh với lao […]

Read more

PS: NHƯNG “CÓ VÕ”: 1-CHÉM GIÓ;2-NHẬU BÉT NHÈ! http://dantri.com.vn/su-kien/giao-su-tran-ngoc-them-tinh-hieu-hoc-can-cu-cua-nguoi-viet-chi-la-huyen-thoai-20161213071952913.htm Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Tính hiếu học, cần cù của người Việt chỉ là… huyền thoại! PS: NHƯNG VẪN “ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ” ĐẤY BÁC THÊM NHÉ!HEHE…. Truyền thống hiếu học, tính cần cù được người ta ca tụng, tự hào là ưu điểm của […]

Read more