2-Trồng và chế biến cao su, mía đường, hay nuôi bò không phải là hoạt động gì mới. Một số công ty trồng, chế biến, xuất khẩu cao su với sự nắm giữ cổ phần chi phối của tập đoàn Cao su đã niêm yết từ vài năm trước. Số lượng các đơn vị mía đường trên sàn phía Nam cũng không ít. Còn nuôi bò Vinamilk đã khởi động từ lâu.
3-Đó là việc tìm lời giải cho câu hỏi HNG sẽ “chống đỡ” ra sao với sự rớt mạnh của giá cao su hiện tại. Năm 2011 Hoàng Anh Gia Lai (HAG) quyết định chuyển hướng sang làm nông nghiệp, công ty sau đó gần như đã “đoạn tình” với các dự án bất động sản ở Việt Nam, chỉ còn giữ lại dự án khu phức hợp ở Myanmar:
+ Khi ấy giá cao su thiên nhiên đang ở đỉnh, có lúc chạm 5.000 đô la Mỹ/tấn và những nhà đầu tư đi thăm các đồn điền cao su hàng chục ngàn héc ta của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào đã không khỏi choáng ngợp.
+ Giờ đây giá cao su chỉ còn khoảng 1.500 đô la Mỹ/tấn, sự sụt giảm dữ dội hơn cả giá dầu thô. Giá thành đầu tư cho cao su của HAG, như lời ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG, (HAG sở hữu 79,5% cổ phần HNG) là 1.300 đô la Mỹ/tấn.
+ Tuy vậy, không ai có thể dự báo chính xác giá nguyên liệu hàng hóa trên thị trường thế giới khi nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ tăng trưởng và chu kỳ lên xuống của hàng hóa có thể kéo dài cả thập kỷ.
+ Công ty cổ phần Gemadept đang tính sẽ chuyển nhượng toàn bộ 30.000 héc ta đất trồng cao su tại Campuchia (đã trồng được 10.000 héc ta) mà họ đang sở hữu. Gemadept đã từng có ý định gắn bó đường dài với cao su nhưng diễn biến của thị trường gần đây và nguồn vốn không nhỏ cần phải đổ vào cao su đã buộc công ty phải nhìn nhận lại chiến lược của mình.