TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Hệ quả của con đường tăng trưởng dễ dàng này là hiệu quả đầu tư và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế ngày một giảm sút trong khi môi trường kinh doanh hầu như không cải thiện đáng kể. Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn ICOR cho thấy chi phí vốn tăng thêm để tạo ra một đồng tăng thêm của GDP ngày càng cao. Theo một bài về đánh giá hiệu quả đầu tư của tác giả Bùi Trinh trên TBKTSG năm 2011, nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, thì đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.

2-Trong phân tích của mình, tác giả Bùi Trinh cũng cho thấy hệ số TFP, đo lường đóng góp của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, chỉ còn đóng góp 8,8% vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 so với mức 22% của giai đoạn 2000-2005. Nói cách khác, phí tổn vốn cho 1 đồng tăng trưởng GDP tăng đến gần 50% trong giai đoạn 2006-2010 trong khi tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tụt dốc thảm hại trong khi người ta vẫn cho rằng với việc mở cửa và đón nhận FDI chúng ta sẽ học hỏi được kinh nghiệm và công nghệ của nước ngoài.

 

KL:

 

1- Muốn tạo ra thay đổi đối với sức cạnh tranh cốt lõi ở Việt Nam thì không nhất thiết chỉ có thể bắt đầu từ những thứ to tát như tranh cãi về chuyện có nên bơm tiền, kích cầu, phá giá đồng tiền hay không. Mà hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người ta có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng và không bị chèn ép.

2- Hy vọng rằng sau 10 năm nữa, những điều này không phải là chỉ là mơ ước ở Việt Nam.

OTHER NEWS

PS:”CHÂN NGOÀI DÀI HƠN CHÂN TRONG”: VẪN CĂN BỆNH “C.O.I” Y CHANG NGÀNH Y TẾ !

Read more

(Vietnamnet) – Ngay từ khi bé còn nhỏ, mẹ nên cho con tiếp xúc với tiếng Anh thông qua trò chơi, tranh ảnh, bài hát… Cách đây mấy hôm, vợ chồng tôi có tổ chức một bữa tiệc nhỏ mừng sinh nhật lần 5 cho con. Mấy cô bạn thân của tôi cũng dắt con […]

Read more