TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Dự báo năm 2017, vốn FDI giảm sẽ tác động đến tăng trưởng của Việt Nam nên rất cần lưu ý về cung cầu vốn và cả nguồn ngoại tệ. Nền kinh tế có thể mất động lực tăng trưởng từ khu vực FDI;

2-Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cảnh báo trong cả trăm tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam, một phần có thể trở thành gánh nặng nợ của Việt Nam vì do nhà đầu tư đi vay, không phải vốn của họ;

3-Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cảnh báo có thể lặp lại tình trạng nghẽn dòng vốn FDI vào Việt Nam như từng xảy ra 10 năm trước. Đó là thời điểm đón đầu cơ hội Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, vốn FDI đăng ký đạt 21 tỉ USD, trong khi năm 2005 chỉ đạt 12 tỉ USD. Năm 2007 - thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO- thì vốn FDI đăng ký vọt lên 64 tỉ USD.

Tuy nhiên sau đó, mức giải ngân rất thấp vì nhiều tập đoàn kinh tế lớn sụp đổ, không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh.

4-“Trong bối cảnh như vậy, không biết niềm tin của DN có được củng cố để họ phát triển không. Chi phí sản xuất thì cứ tăng lên, điển hình là phí môi trường trong giá xăng vừa được đề xuất tăng lên 8.000 đồng trong khi mỗi lít xăng đã phải cõng hơn 8.000 đồng thuế phí. Trong khi 2 khu vực cần cải thiện là DN nhà nước và FDI vẫn còn nguyên ưu đãi. Nguồn lực nằm trong DN nhà nước vẫn còn lớn, chưa giải phóng được, DN tư nhân vẫn không có nguồn lực để phát triển và có thì phải trả chi phí quá cao” - bà Lan phân tích.

5-Tăng trưởng có thể thấp hơn mục tiêu

Theo VEPR, năm 2017 Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6,4% nhưng lạm phát có thể lên đến 5,9%. Kịch bản này khá xa với mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng trưởng GDP 6,7%, lạm phát kiềm chế ở mức 4%.

OTHER NEWS