1-Mỹ vẫn là nơi dòng vốn FDI chảy vào nhiều nhất, với 385 tỷ USD;
2-Tiếp theo là Anh với 179 tỷ USD, tăng trưởng ngoạn mục từ vị trí 12 năm 2015 lên vị trí thứ hai trong năm 2016. 3-Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ ba với 139 tỷ USD ;
4-Hongkong đứng thứ tư, 92 tỷ USD.
5-Chính sự suy giảm trên toàn cầu đã kéo theo dòng vốn FDI tại Singapore giảm 23%, từ 65 tỷ USD năm 2015 xuống còn 50 tỷ USD trong năm 2016. Tuy nhiên, đáng chú ý là Singapore vẫn nằm trong 10 điểm đến FDI hàng đầu và đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng FDI toàn cầu, sau khi trượt xuống thứ 7 trong năm 2015.
6-Cùng với châu Á, thế giới cũng chứng kiến sự giảm sút vốn FDI tại hầu hết các châu lục khác như: châu Âu (giảm 29%), Mỹ Latinh và Caribe (giảm 19%) và châu Phi (giảm 5%).
7-Dự báo về triển vọng FDI trong năm 2017, báo cáo của UNCTAD chỉ ra rằng mở rộng thương mại toàn cầu cần tăng tốc độ để khơi thông dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp và dự kiến FDI sẽ tăng trưởng khoảng 10%, song hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sự hồi phục này là chắc chắn.