TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

"Hy Lạp rời khỏi eurozone là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất", các chuyên gia phân tích của ngân hàng Barclays viết trong báo cáo.

1-Hôm qua (5/7), người dân Hy lạp đã bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý quyết định nước này có nên chấp nhận lời đề nghị của các chủ nợ và sau đó tiếp tục thắt lưng buộc bụng để đổi lấy cứu trợ hay không. Họ đã nhận được thông điệp rất rõ ràng từ Eurozone: Hãy bỏ phiếu “có”. Tuy nhiên, chính phủ do đảng Syriza dẫn đầu đã lái kết quả sang hướng khác.

2-Câu hỏi trưng cầu dân ý là gì?

Câu hỏi dài 68 từ đặt ra cho các cử tri kể tên 4 định chế quốc tế và thăm dò ý kiến của người dân về hai tài liệu vốn không được công bố rộng rãi trước cuộc trưng cầu này. Dưới đây là nội dung được dịch ra tiếng Anh:

“Người dân Hy Lạp được yêu cầu hãy quyết định Hy Lạp có nên chấp nhận bản dự thảo thỏa thuận được Ủy ban châu Âu, NHTW châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra tại cuộc họp ngày 25/6 của Eurogroup hay không. Tài liệu mà các định chế trên đưa ra gồm 2 tài liệu: “Các cải cách dành cho quá trình hình thành chương trình hiện tại và mai sau” và “Phân tích tính bền vững của nợ”.

Các công dân Hy Lạp từ chối đề nghị của các định chế, hãy điền vào ô Không đồng ý/Không

Các công dân Hy Lạp chấp nhận đề nghị của các định chế, hãy điền vào ô Đồng ý/Có”

3-Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

61% người dân Hy Lạp đã nghe theo lời kêu gọi của Thủ tướng Alexis Tsipras và từ chối các điều khoản cứu trợ. Hy Lạp sẽ không rời Eurozone ngay lập tức. Sau đó 3 – 4 tuần, áp lực buộc Hy Lạp phải in đồng tiền riêng sẽ ngày càng tăng lên.

Nguyên nhân là do các ngân hàng Hy Lạp sẽ sớm nhận ra họ không thể đáp ứng được các yêu cầu về tài sản đảm bảo của ECB và do đó không tiếp cận được với chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA). Chính phủ Hy Lạp hết tiền mặt để thanh toán các hóa đơn và trả lương cho nhân viên. Khi đó quyết định rời Eurozone là của Hy Lạp.

"Hy Lạp rời khỏi eurozone là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất", các chuyên gia phân tích của ngân hàng Barclays viết trong báo cáo.

"Bằng cách từ chối những luật lệ trong cuộc chơi của eurozone (được thể hiện qua kết quả "Không"), các cuộc đàm phán về chương trình cứu trợ trị giá hàng tỷ euro trở nên rất khó đoán. Thủ tướng Tsipras đã "phá vỡ cây cầu cuối cùng nối Hy Lạp với châu Âu mà thông qua đó hai bên có thể đi đến thỏa thuận”.

4-Ngay lập tức ECB sẽ rút các chương trình hỗ trợ khẩn cấp?

Không nhất thiết. ECB sẽ không ngừng hỗ trợ ngay lập tức mà thay vào đó bộ phận giám sát các ngân hàng sẽ định giá lại các tài sản được chính phủ bảo lãnh đang nằm trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Hy Lạp. ECB cũng xem xét các ngân hàng Hy Lạp có thể tiếp cận chương trình ELA hay không.

Sau đó các ngân hàng Hy Lạp được yêu cầu phải tìm ra tài sản đảm bảo mới. Các đánh giá cũng sẽ cho thấy các ngân hàng Hy Lạp không còn khả năng thanh toán và Hy Lạp không còn có đủ khả năng sử dụng đồng euro để cải thiện tình hình.

5-Hy Lạp còn đối mặt với nhiều nghĩa vụ tài chính khác. Ngày 20/7, Hy Lạp phải hoàn trả khoảng 3,5 tỷ euro cho ECB.

6-Điều gì xảy ra khi đồng drachma trở lại?

Bất kỳ đồng tiền mới nào cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với euro. Các chuyên gia phân tích từng dự báo ban đầu người dân Hy lạp sẽ chứng kiến sức mua của đồng tiền mới thấp hơn 30 -40% so với euro.

Sau khi đi vào sử dụng, giá trị của đồng tiền mới có thể giảm sâu hơn nữa do lạm phát. Nếu Hy Lạp may mắn, đồng tiền mới có thể đến được điểm cân bằng chỉ trong vài tháng, dựa vào một số yếu tố như tiết kiệm, những đồng euro được g iữ ở nước ngoài và chi tiêu của khách du lịch.

Trong trường hợp xấu hơn, nền kinh tế Hy Lạp có thể rơi tự do. Khi đó Hy Lạp phải cần đến một gói cứu trợ quốc tế khác và mọi thứ đều tệ hơn rất nhiều.

OTHER NEWS

Ngay lúc này đây, Hy Lạp đang rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt, trong khi quốc gia này lại cần phải thanh toán tiền cho các chủ nợ, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Cụ thể, hàng loạt các khoản nợ lớn phải trả sẽ đến hạn vào tháng […]

Read more
Read more