TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Những đặc trưng cơ bản của mô hình tăng trưởng :

+ Nhà nước đầu tư ở các đô thị một số vốn khổng lồ thông qua hệ ngân hàng quốc doanh huy động từ số tiết kiệm khổng lồ của dân chúng, và và

+ Lao động rẻ vì dân từ nông thôn đổ xô ra thành thị;

+ Dựa vào xuất khẩu :Lắp ráp linh kiện nhập khẩu. (Hiện nay 55% xuất khẩu của Trung Quốc là của các công ty nước ngoài sản xuất ở Trung Quốc.)  Theo cách nói của Hutton: “Trung Quốc chỉ là “nhà thầu phụ” (sub-contractor) của phương Tây”.

+ Nhờ vào năng lượng nhập khẩu ;

+Năng suất lao động vẫn còn rất thấp);

+Tiến bộ công nghệ cũng rất thấp (theo số bằng phát minh) ;

2-Trung Quốc có cải tổ sâu rộng được không?

+ Hutton cho rằng chế độ chính trị hiện nay của Trung Quốc không thể giải quyết những khó khăn ông nêu ra.

+ Theo Hutton, về ý thức hệ, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay chỉ là một cái vỏ rỗng.  Nguyên thủy là một tổ chức cách mạng, đảng ấy đã chia tay với cuộc cách mạng cộng sản từ những năm 1980.  Không còn biện minh được tính chuyên chế của Đảng trên cơ sở ý thức hệ, giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay duy trì quyền lực bằng cách cổ vũ tinh thần quốc gia của dân chúng, cho họ ý nghĩ rằng Trung Quốc chỉ có thể khôi phục địa vị cường quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời không ngừng nhanh chóng nâng cao mức sống cho người dân.

+Theo cách nói đáng nhớ của Hutton, nền kinh tế Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ở một “trạm nửa đường” (half-way house) – thậm chí một trạm nửa đuờng xiêu vẹo, khập khiễng.  Chính trị thì không ăn khớp: Đảng và xã hội đều là “hậu cách mạng”, song mỗi bên “hậu cách mạng” một cách khác; còn kinh tế thì đang chuyển sang một dạng của chủ nghĩa tư bản, song không hẳn là tư bản.

+Theo Hutton, vấn đề của Trung Quốc không phải là sự hụt hẫng của nền kinh tế thị trường ở nước ấy, song xuất phát từ thể chế chính trị của quốc gia này.  Họ cải cách kinh tế không phải vì nhận ra những ưu điểm của chế độ thị trường (nghĩa là, họ không hề có mục tiêu tiến đến chế độ thị trường), mà chỉ nhằm duy trì quyền hành cho Đảng Cộng sản (và do đó ghì lại xu hướng chuyển đổi thành một nền kinh tế thị trường thực sự).  Hutton gọi đó là “chủ nghĩa đại công ty Lê-nin-nít” (Leninist corporatism).

+Cụ thể, Trung Quốc cũng muốn “hạ nhiệt” nền kinh tế “quá nóng” của họ hiện nay, song họ không có các công cụ chính sách mà Tây phương có, hoặc, chính xác hơn, họ bị những ràng buộc chính trị.

+Hãy xem những công cụ thường dùng để “hạ nhiệt”: tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, và tăng lãi suất.  Họ không dám tăng thuế, cắt giảm chi tiêu vì sợ dân chống đối.  Họ cũng không thể thuyết phục dân chúng giảm tiết kiệm, bởi lẽ tiết kiệm cao là xu hướng tự nhiên của một xã hội không có quyền tư hữu như Trung Quốc.

+  Ở những nước có quyền tư hữu, người dân có thể dùng tài sản của mình làm thế chấp để vay mượn, hoặc dành dụm cho tuổi già, hay khi bệnh hoạn.  Không có quyền tư hữu, dân chúng chỉ có thể tiết kiệm để có vốn kinh doanh hoặc phòng khi bất trắc!

+Không có những định chế tài chính vững chắc, các món vay nhẹ lãi từ ngân hàng nhà nước cho các xí nghiệp quốc doanh chỉ khuyến khích lãng phí, tinh thần vô trách nhiệm, gây thêm méo mó kinh tế, vẩn đục cơ chế. 

+ Theo Hutton, hệ thống ngân hàng Trung Quốc chỉ thật “khoẻ mạnh” khi khu vực tư có lợi nhuận vững vàng (mà không phải nương vào nhà nước), không bị chính trị chi phối, và không còn tham nhũng.

+ Như vậy, bất cứ biện pháp nào để điều chỉnh tình trạng hiện nay cũng cần những cải cách hăm doạ quyền lực của Đảng Cộng sản, Hutton khẳng định.

+  Hơn nữa, nếu “hạ nhiệt” tăng trưởng (và sớm muộn gì thì Trung Quốc cũng phải làm) thì hố chênh lệch giàu nghèo sẽ càng lộ rõ, khuấy động bất mãn đối với chế độ.  Nóí cách khác, muốn ghì chậm tăng trưởng mà không gây nên sự bất mãn ấy thì nhà cầm quyền Trung Quốc phải đồng thời giảm chênh lệch thu nhập, và nói chung là giảm đi những bất công trong xã hội.

+Theo Hutton, chỉ có thể được như vậy nếu sự cải tổ của Trung Quốc là thật sự sâu rộng, và không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà thôi.

OTHER NEWS

Read more

A sudden bout of bureaucracy-building sends a strong signal to Chinese officialdom—but it’s unlikely to tackle the system’s deep-seated challenges.

Read more