Động thái này được đưa ra ngay khi người dân Hy Lạp xếp hàng dài trước các cây ATM để rút được càng nhiều tiền càng tốt và sau khi Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bất ngờ kêu gọi trưng cầu dân ý vào ngày 5/7 tới về việc cắt giảm chi tiêu mà ông đã từ chối trước đó. Quốc hội Hy Lạp hôm Chủ nhật 28/6 đã đồng ý với kế hoạch trưng cầu dân ý.
Nhóm họp tại Brussels tối hôm thứ Bảy 27/6 sau khi từ chối yêu cầu của Hy Lạp về việc mở rộng gói cứu trợ tài chính cho Athens vượt quá thời hạn 30/6, các bộ trưởng tài chính eurozone cho biết, quốc gia Địa Trung Hải này sẽ phải tiến hành các biện pháp để bảo vệ hệ thống ngân hàng nội địa.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dự định hôm Chủ nhật 28/6 sẽ thảo luận về việc có nên ngừng các khoản cho vay khẩn cấp và cắt nguồn viện trợ cho Hy Lạp hay không.
Bộ trưởng tài chính Ailen Michael Noonan cho biết, thứ Hai có thể là “ngày hội ngân hàng” tại Hy Lạp. Bây giờ không còn là vấn đề chờ xem điều gì sẽ xảy ra vào thứ Hai nữa. Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu.
Jeroen Dijsselbloem, Bộ trưởng Tài chính Hà Lan và chủ tọa phiên họp, cho báo giới biết, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã đề nghị gia hạn thêm một tháng. Nhưng không được sự nhất trí của các bộ trưởng tài chính eurozone, Chính phủ Hy Lạp sẽ phải giải quyết khoản nợ đáo hạn vào 30/6 mà không có bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào.
Những ngày tới, “Hy Lạp sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết.
Tuy nhiên, nhiều bộ trưởng tuyên bố, kể cả khi Hy Lạp vỡ nợ, nhưng giời đây 18 nước thành viên còn lại của eurozone vẫn có thể kiềm chế thiệt hại so với khủng hoảng ban đầu lan từ Hy Lạp năm 2011 và 2012.