TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Sự sụt giảm lòng tin vào tính minh bạch trong giai đoạn vừa qua, có vẻ cũng liên quan ít nhiều tới sụt giảm vốn đăng ký FDI vào Việt Nam, đặc biệt là vốn tăng thêm.

-Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm vẫn tiếp tục đà giảm từ hồi đầu năm và chỉ bằng 92,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu bóc tách, thì số vốn đăng ký mới vẫn tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Phần giảm mạnh rơi vào vốn tăng thêm. Trong 7 tháng, con số này chỉ là 1,8 tỷ USD, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

2-Một chuyên gia về FDI phân tích, nhiều DN phải đặt chân vào chính thức hoạt động mới thấm thía được tính minh bạch cùng với các vấn đề khác của môi trường kinh doanh, có thể ảnh hưởng không tốt thế nào tới hoạt động của DN. Vì vậy họ dè dặt hơn khi tính tới chuyện tăng thêm vốn.

3-Ở một góc nhìn khác, những chuyển động vốn FDI vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2015 đang có sự phân hoá khá rõ nét. Chủ yếu là theo sự dịch chuyển chủ động của chuỗi giá trị sản xuất mà DN khởi xướng, như trường hợp NĐT từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Hoặc dịch chuyển vào một ngành cụ thể là dệt may, nhờ lợi thế từ mở cửa hội nhập sâu rộng.

- Trong khi các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư chưa có nhiều biến chuyển, thậm chí có yếu tố còn thụt lùi, khiến cho các NĐT đã và đang hoạt động tại Việt Nam lo ngại nhiều hơn.

Những luồng ý kiến phân tích gần đây về FDI cho thấy, hiện còn quá sớm để đánh giá sự chững lại và phân hoá mạnh hơn của dòng vốn FDI là tích cực hay đáng lo ngại. Bởi thu hút FDI cũng đã đến thời điểm cần chọn lọc để tránh bội thực vốn.

4- Tuy nhiên một nguyên nhân khác của sự chững lại này bắt nguồn từ môi trường kinh doanh có dấu hiệu kém hấp dẫn, lại thực sự đáng lo ngại.

OTHER NEWS

https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-06-10/china-snaps-up-more-gold-in-six-month-spree-as-tensions-escalate?srnd=premium-asia

Read more
Read more