TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 Đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, quyết định của Fed có 4 tác động.

Thứ nhất là tác động đến vấn đề lãi suất. “Khi Fed tăng lãi suất thì lãi suất đồng đô la Mỹ toàn cầu sẽ tăng theo, trong đó có Việt Nam”, ông nói.

Thứ hai, tỷ giá cũng sẽ chịu áp lực. Cụ thể, hành động của Fed lần này cộng với chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến cho đồng USD được dự báo tăng lên khá nhiều trong năm 2017. Đồng USD tăng sẽ tạo áp lực giảm giá đối với nhiều loại ngoại tệ khác nhau, trong đó có đồng Việt Nam.

Thứ ba, dòng vốn đầu tư cũng có áp lực chuyển dịch. Dòng vốn này từ các nước đang phát triển, trong đó có thể có Việt Nam, có khả năng sẽ bị rút khỏi để quay về Mỹ, EU đầu tư với lãi suất cao hơn.

Thứ tư là tác động đến nợ công và nợ nước ngoài của nhiều nước. Trên thực tế, nợ nước ngoài nhiều nước vẫn được tính bằng đồng USD với lãi suất của USD.

“Nợ nước ngoài của toàn cầu ở các nước đang phát triển tăng rất nhanh trong 7- 8 năm qua, gần như tăng gấp đôi. Do đó, việc nâng lãi suất lần này sẽ tạo ra gánh nặng trả nợ rất lớn”, TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định trong 4 rủi ro trên, Việt Nam cần chú ý đến lãi suất và tỷ giá. Bởi đối với nợ nước ngoài, theo ông là không đáng quan ngại do cơ cấu từng các loại ngoại tệ của chúng ta đang dung hoà lẫn nhau, “đồng này tăng lại được bù lại bởi đồng kia giảm”.

OTHER NEWS

Read more

PS:CHƯA BIẾT À!WAIT & SEE ! Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết giá các kim loại quý sẽ giảm khoảng 7% chủ yếu do nhu cầu đầu tư yếu.

Read more