TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 Các nhà kinh tế học thân chính phủ và các chính trị gia luôn yêu cầu các cơ quan chính phủ phải tiếp tục hỗ trợ kinh phí và đẩy mạnh các chương trình cũng như các hoạt động của mình mặc cho sự thất bại rõ rệt của chúng. Nhưng vì sao cơ quan chính phủ lại hoạt động yếu kém mặc cho mục đích cao cả của chúng? Vì sao các doanh nghiệp chính phủ (quốc doanh) kinh doanh luôn thua kém các doanh nghiệp tư nhân mặc cho tiềm lực tài chính của họ? Không phải vì các nhân viên chính phủ không quan tâm hoặc nhân lực kém. Cũng không phải vì mục đích cao quý của họ đặt ra là sai.Họ thất bại chỉ đơn giản vì họ không dùng tiền của họ mà dùng tiền của người khác. Và khi một người khác, dùng tiền của người khác, để phục vụ mục đích của người khác thì chẳng có động lực gì để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển.

Có 4 cách để bạn tiêu tiền:

1. Bạn dùng tiền riêng của mình cho bản thân (doanh nghiệp tư nhân)

Khi bạn dùng tiền của mình cho bản thân mình, bạn sẽ chi tiêu rất kỹ lưỡng, không hoang phí. Ví dụ, bạn dùng tiền để đi chợ, bạn sẽ chọn rất kỹ hôm nay sẽ mua gì, với giá bao nhiêu, và có thể bạn sẽ chờ đến dịp giảm giá hay khuyến mãi nào đó để tiết kiệm, và có thể bạn sẽ trả giá. Khi bạn tiêu tiền của chính bạn cho chính bản thân mình, bạn có động lực kinh tế để tối đa hóa giá trị đồng tiề của mình. Logic tự nhiên.

2. Bạn dùng tiền riêng của mình cho người khác (các tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện tư nhân)

Khi bạn dùng tiền của riêng bạn cho người khác, như vào các mục đích từ thiện, xã hội, bạn vẫn có động lực dùng tiền kỹ lưỡng, nhưng không kỹ bằng như lúc bạn dùng tiền mình cho chính bản thân mình. Nhưng bạn vẫn cân nhắc, chọn lựa, trả giá, tham khảo kỹ lưỡng vì không muốn phí tiền của mình.

3. Bạn dùng tiền của người khác cho bản thân (bạn lấy tiền từ các tổ chức và chương trình chính phủ để tự lo cho bản thân)

Dùng tiền của người khác cho bản thân mình là khi bạn nhận được tiền tặng, tiền hỗ trợ, tiền an sinh xã hội, tiền thất nghiệp, tiền của người khác cho bạn. Trong trường hợp này bạn sẽ dùng tối đa số tiền đó. Bạn sẽ không suy nghĩ, không thấy xót nhưng vẫn có động lực để tối đa hóa giá trị cho chính bản thân mình. Vì bạn đang dùng “tiền chùa” nên bạn không quan tâm nó là bao nhiêu, bạn chỉ tập trung cho bản thân mà không nghĩ đến giá trị cho người đã đưa tiền cho bạn. Nếu nhận được từ tư nhân, bạn sẽ cảm thấy có một trách nhiệm tin thần để chi tiêu kỹ lưỡng vì một ai đó đã tin tưởng bạn. Nhưng nếu nhận được từ cơ quan chính phủ, bạn lại nghĩ rằng bạn có quyền, bạn cho rằng tiền này là phúc lợi, nhưng lại quên đi chính phủ muốn có tiền này để đưa bạn thì phải lấy từ một ai đó. Bạn có thể hoặc không có thể có động lực chi tiêu kỹ lưỡng.

4. Bạn dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)

Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân. Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm. Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.

Ku Búa
(Dựa theo Milton Friedman, Free to Choose)

OTHER NEWS

(Triết học đường phố) – “Đọc sách mà không áp dụng cũng giống như ăn cơm mà không tiêu hóa.” – Edmund Burke Béo phì là một dạng cơ thể phình to ra, tích lũy thành mỡ sau khi đã ăn quá nhiều thức ăn, trong số đó gồm có các loại thức ăn nhanh, thức […]

Read more

(Dân Luận) – Đọc sách nhiều chính là một trong những cách học và bồi bổ trí não tốt nhất. Các bạn không nhất thiết phải đọc 10 cuốn sách dưới đây, nhưng hãy chịu khó bắt mình (và con cái mình) đọc càng nhiều càng tốt 😀 

Read more