TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 …thử thách thực sự đối với Trung Quốc không phải là đánh bật các đối thủ cạnh tranh ; mà là quản trị một hệ thống để các đối thủ cạnh tranh cùng chịu hợp tác và "chơi" theo luật của mình.

Bài 1 : Những dự án khổng lồ của Trung Quốc nhằm mục đích gì ?

Bài 2 : Nhiều nước sẵn sàng từ chối ‘ông nhà giàu’ Trung Quốc

Sự trỗi dậy của Trung Quốc về quân sự và những tranh chấp lãnh thổ-lãnh hải với khu vực láng giềng khiến cho chính phủ các nước nghi ngại các dự án đầu tư sẽ được dùng làm vũ khí chính trị.

Năm 2014, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 102 tỷ USD (ước tính), tăng 11,3% so với năm trước. Con số này giúp Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Tuy vậy, không phải bất kỳ sáng kiến hợp tác kinh tế, kế hoạch đầu tư, viện trợ hay cho vay nào của Trung Quốc cũng được chào đón và chấp nhận. Một nghịch lý trong cách thức thế giới tương tác với "ông nhà giàu" : ngay cả khi Bắc Kinh mang tiền tỷ đầu tư, nhiều quốc gia cũng không mấy mặn mà.

Mô hình "đầu tư Trung Quốc"

Sau khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010, thế giới chứng kiến làn sóng bùng nổ đầu tư của Trung Quốc ra bên ngoài. Trong giai đoạn 2005 - 2013, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 781,5 tỷ USD. Trung Quốc hiện nay đã trở thành nước nhận đầu tư lớn thứ hai và nước đi đầu tư lớn thứ ba thế giới.

OTHER NEWS