Học để thi:
1-Theo ông Đạt, thứ nhất, chỉ có một số rất ít trong hàng triệu học sinh cùng lứa tuổi tham gia khảo sát, nghĩa là kết quả không đại diện cho số đông còn lại. Giống như khi một lực sỹ cử tạ đạt giải cao không có nghĩa là 90 triệu dân Việt nam đang có sức khỏe của lực sỹ!
2-Thứ hai, tất cả các em đạt giải trong các kỳ thi Olympic hay được khảo sát PISA… được ôn luyện theo chương trình khác hẳn chương trình đại trà và trong một thời gian dài. Trong khi, chúng ta ra sức ôn luyện ngày đêm, trải qua không biết bao nhiêu kỳ tuyển chọn đội tuyển trong suốt 4, 5 năm trời.
Tôi thì thấy các em học sinh quá cực khổ để ôn luyện thuần túy để đi thi sao cho đạt giải. Trong khi học sinh chúng ta căng thẳng tột độ thì học sinh các nước khác chỉ xem kỳ thi Olympic như đi trại hè khoa học.
Nếu các em chỉ được học chương trình đại trà thì khó lòng hiểu đề thi chứ đừng nói chuyện đạt giải. Vậy không thể coi các em là đại diện cho sản phẩm của chương trình giáo dục hiện hành.
3-Nhìn nhận ở góc độ khác, ông Đạt khẳng định: “Dựa trên kết quả thi Olympic, PISA… và xếp hạng của OECD mà nói học sinh của chúng ta giỏi hơn, nền giáo dục của chúng ta vượt trên các nước Mỹ, Úc thì là chuyện khôi hài.
4-Sau các kỳ thi với chiến thắng vang dội các em có trở thành tài năng hay không? Tôi không chắc, chỉ biết rằng thật khó để tìm thấy tên họ trong bản đồ khoa học thế giới”.