TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

-“Gnothi seauton” (Hy Lạp: “Hãy tự biết mình!”) - bên cạnh “médén ágan” (Không làm gì quá độ!”) -  là lời răn trong tư duy Hy Lạp cổ đại;

-“Tự-biết mình” gắn liền với nỗ lực “sống hòa điệu với Tự nhiên” (homologounenos tè physei zèn).

-Yêu cầu “hãy tự-biết mình!” thoạt đầu hướng đến việc nhận ra sự giới hạn và yếu đuối của con người (so với thần linh). Con người ở đây hiểu theo nghĩa giống loài, và lời răn không chỉ muốn nói đến những giới hạn con người không thể vượt qua được, mà còn là lời cảnh cáo trước sự kiêu ngạo và tự đánh giá quá cao năng lực của chính mình.

-Với Socrates, tự biết mình là tự nhận thức được sự thiếu hiểu biết của mình, tự nhận thức được sự không biết của mình.

 Ông bị người ta kết tội báng bổ thần thánh. Nhưng thực ra, người ta tử hình ông vì ông đã dám vạch rõ rằng con người không biết gì cả, rằng con người chỉ làm ra vẻ hiểu biết mà thôi. Vì thế mà trước tòa, Socrates tin rằng thần thánh không bỏ rơi ông, cho dù con người không tha thứ cho ông cái tội đã chỉ ra sự ngu dốt của họ, "bởi vì họ không dám thú nhận sự thật là đã bị bắt quả tang chỉ giả bộ thông thái chứ thực sự không có hiểu biết chi hết", ông nói như vậy trong Tự biện.

- Và Socrates lặp lại ý này nhiều lần: "không thiếu gì những người trên đời này tưởng rằng mình hiểu biết tất cả, mặc dù thật ra chẳng hiểu gì bao nhiêu, thậm chí không biết chi hết".

- Bản thân Socrates tự nhận rằng mình không biết gì hết : "Tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả" ("Je ne sais qu’une chose, c’est que je ne sais rien" - câu dịch sang tiếng Pháp).

- Ông cố thuyết phục mọi người đi tới cùng nhận thức đó, ông cho rằng đấy là nhiệm vụ mà thần thánh trao cho ông. Thay vì khiến mọi người tin rằng họ thông thái, hiểu biết, ông muốn họ tin rằng họ không biết gì cả ; vì ông hiểu rằng đấy là cách khiến họ trở nên thông thái hơn.

KL: Nhưng ông đã bị giết chết, bởi có lẽ, đối với những kẻ phán xét ông, tội phá vỡ ảo tưởng về sự hiểu biết của con người bị đặt ngang với tội báng bổ thần thánh. Tại sao việc từ bỏ ảo tưởng về sự hiểu biết của bản thân lại khó khăn đến thế ?

OTHER NEWS

Read more

PS:NĂM 1983 KHI XUẤT NGŨ VỀ GIẢNG DẠY TẠI ĐH NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TÔI CÓ ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG (CHỨ KHÔNG BỚT NHÉ !?) MÔN :”NỊNH HỌC ĐẠI CƯƠNG” !HEHE… FYI:”SÁCH THÁNH HIỀN TỪ NGÀN XƯA ĐẾN NAY CHỈ ĐƯỢC VIẾT RA CHO KẺ NGU HỌC”-LÃ BẤT VI,TRẢ LỜI TẦN THỦY HOÀNG VỀ CUỐN […]

Read more