TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Triết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ. Đây là cái sai nghiêm trọng nhất trong những cái sai của hệ thống giáo dục này.

Triết lý giáo dục cần phải chuyển sang hướng đào tạo con người tự do, để học có thể tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, thay vì đào tạo con người công cụ như mục đích của hệ thống hiện thời.

2-Có hay không triết lý giáo dục?

+ Hiện nay, triết lý giáo dục vẫn đang được xem là điểm bế tắc của hệ thống giáo dục Việt Nam. Mọi bất cập hiện có, và sự thất bại của các cuộc cải cách giáo dục trong mấy chục năm qua, đều có thể truy nguyên về việc thiếu vắng một triết lý giáo dục đúng để dẫn dắt.


+ Trước tình hình đó, đã có nhiều bàn thảo và nghiên cứu về triết lý giáo dục được tiến hành, bao gồm các đề tài nghiên cứu và các hội thảo lớn nhỏ, với mục đích tìm xem Việt Nam có triết lý giáo dục không, và nếu có thì đó là gì.

+ Nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng: Không một phát biểu tường minh nào về triết lý giáo dục được tìm ra. Tất cả vẫn chỉ quanh quẩn trong những câu chữ cũ, hoặc lảng tránh vòng vo, và cuối cùng là đều trở về các nghị quyết.

+ Điển hình là ngày 29-4-2014, khi trả lời báo chí trong phiên họp báo của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nói: “Tôi xin khẳng định triết lý trực tiếp của giáo dục chúng ta là Nghị quyết 29 của trung ương”.

+ Tìm đọc Nghị quyết 29 thì thấy rằng nghị quyết này dài hơn mười trang A4, nội dung được trình bày trong hơn 7.000 từ. Vậy thì thử hỏi ai có thể nhớ được để mà vận dụng và để gọi nó là triết lý giáo dục được?

Trên thực tế, nội dung của Nghị quyết 29 đã được đề cập trong những nghị quyết trước đó nhiều năm.

KL: Câu trả lời của bộ trưởng đã cho thấy đây là một sự lảng tránh, trong nhận thức về triết lý giáo dục của người đứng đầu ngành.

OTHER NEWS

Chia sẻ với quan điểm vừa kể, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tại Hà Nội, chỉ ra rằng phương pháp phỏng vấn, lấy mẫu ở Việt Nam của Quỹ Tân Kinh tế học có thể không đúng đối tượng. Bà nói với VOA: “Tôi cho rằng […]

Read more

PS: “CÁCH DỄ NHẤT ĐỂ ĐƯA HƯ DANH TRỞ VỀ THỰC DANH LÀ LÀM CHO HƯ DANH THÀNH VÔ GIÁ TRỊ “ – RANH NGÔN.

Read more