TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Thông tin về việc Cường Thịnh đang có khoản dư nợ khoảng 450 tỉ đồng ở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được báo chí phản ánh. Tương tự, cũng giống như Cường Thịnh, An Thịnh cũng đang có dư nợ ở VPBank là 473 tỉ đồng.

2-Như vậy, tổng dư nợ của An Thịnh và Cường Thịnh đã lên tới gần 920 tỉ đồng, gấp hơn 15 lần vốn điều lệ của cả 2 Công ty cộng lại.

3-Sở dĩ, để vay được khoản tiền tới 1.652 tỷ đồng để mua 59 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico trong khi vốn điều lệ chỉ 30 tỷ thì 2 đối tác của bầu Đức đã phải “cầm cố” toàn bộ khối tài sản đem góp vốn tại công ty cao su Đông Dương – doanh nghiệp sở hữu các dự án lớn trồng và phát triển cao su tại Campuchia:

+Với số vốn điều lệ 1.465 tỷ đồng. Trong đó:

+ Công ty An Thịnh sở hữu 774 tỷ đồng (tương đương gần 53% giá trị vốn điều lệ), và

+ Công ty Cường Thịnh sở hữu hơn 47% còn lại (tương đương 691 tỷ đồng).

 

+ Theo báo cáo tài chính hợp nhất vào thời điểm 31/07/2015 do công ty Ernst & Young kiểm toán, tổng tài sản của cao su Đông Dương đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

KL: Khoản vay 1.652 tỷ đồng bằng 68,83% tổng tài sản của Cao su Đông Đương!

4-Cao su Đông Dương hiện do ông Lê Hồng Phong, sinh năm 1980 giữ vị trí Tổng giám đốc. Ông Phong cũng là Trưởng Ban kiểm soát tại HAGL Agrico và là Phó phòng Kiểm toán nội bộ Công ty Hoàng Anh Gia Lai.

5-Với cùng số vốn điều lệ ở mức vỏn vẹn 30 tỷ đồng, thì việc hai nhà đầu tư hào phóng này chi lần lượt 770 tỷ đồng và 882 tỷ đồng, gấp 25-30 lần vốn điều lệ của doanh nghiệp để mua hàng chục triệu cổ phiếu của HAGL Agrico khiến thị trường đặt ra câu hỏi liệu có phải Hoàng Anh Gia Lai đang dùng tiền kiểu “tay trái tay phải” để cứu giá cổ phiếu?

OTHER NEWS

(VinaCorp) – Thị trường cổ phiếu niêm yết của Việt Nam trong năm tới sẽ được thúc đẩy nhờ môi trường vĩ mô cải thiện, nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là từ công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước và hoạt động thoái vốn ngoài ngành 

Read more
Read more