1-Về thống kê, nếu xây dựng đầy đủ SNA 2008, ta có thể biết được nợ của chính phủ và nợ của doanh nghiệp tài chính, phi tài chính thuộc nhà nước, tư nhân nội địa và tư nhân nước ngoài cũng như nợ của khu vực công.
2-Nợ công của Việt Nam:
+ Không như các nước khác có khu vực doanh nghiệp nhà nước không đáng kể, Việt Nam có khu vực doanh nghiệp nhà nước rất lớn, trong rất nhiều trường hợp, dù Chính phủ không bảo lãnh nợ, Chính phủ cũng không thể xóa trách nhiệm trả nợ (mà tài liệu trên gọi là bảo lãnh ngầm).
+ Ngoài ra, nợ đầm đìa có thể đưa đến việc mất khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến sản xuất có thể đưa đến phá sản, Chính phủ mất vốn, và đương nhiên đóng góp vào ngân sách qua thuế sẽ giảm hẳn. Chưa hết, số đất đai đưa cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng đã có thể tạo ra nguồn ngân sách đáng kể nếu cho tư nhân thuê.
+ Nợ công của Việt Nam tính theo định nghĩa ở đây đã công bố trên TBKTSG số ra ngày 9-2-2017 là 210% GDP, gần bằng nợ công của Trung Quốc là 225% GDP. Theo Business Insider (18-2-2017), nợ của Trung Quốc tương đương khoảng 241% GDP vào năm 2015 là nợ của cả nền kinh tế, đến cuối năm 2016 con số này đã cao hơn 250% GDP.