TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: NHẬN ĐỊNH THỨ 2 CỦA R.SHILLER ĐẶC BIỆT LINH NGHIỆM VỚI 2 PHÂN KHÚC BĐS VIỆT NAM:1-ĐẤT;2-CHUNG CƯ!

FYR: https://press.princeton.edu/chapters/s10421.pdf

Robert Shiller và hai biểu đồ quan trọng nhất của kinh tế thế giới trong 20 năm qua

1-Biểu đồ đầu tiên là biểu đồ về tỉ số giá cả thị trường điều chỉnh theo chu kỳ/lợi tức (cyclically-adjusted price-earnings – CAPE). 

Tỉ số này được tính bằng cách lấy chỉ số S&P 500 chia cho lợi tức trung bình trong 10 năm.

Nếu tỷ lệ lớn hơn 16 lần, thị trường chứng khoán được coi là đắt. Shiller lập luận rằng tỉ số CAPE khá hữu dụng trong việc dự đoán lợi nhuận trong thời kỳ khoảng một vài năm tiếp theo.

Như bạn có thể nhìn thấy trong biểu đồ dưới đây, tỉ số CAPE đã ở mức quá cao trong suốt thời kỳ bong bóng dotcom.

2-Biều đồ thứ hai dự đoán giá nhà được điều chỉnh theo lạm phát trong dài hạn. 

Trong suốt thời kỳ đầu những năm 2000, giá nhà tăng vọt, buộc Shiller phải tái bản cuốn Irrational Exuberance.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy nhà không phải là tài sản tuyệt vời nếu bạn tìm kiếm lợi nhuận thực. 

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông nói: “Theo truyền thống thì những ngôi nhà không được coi là một khoản đầu tư tốt. Loại tài sản này còn có thêm chi phí bảo trì, chi phí hao mòn và còn trở nên lỗi mốt. Tất cả những điều này đều là vấn đề. Đồng thời, công nghệ xây dựng luôn luôn được cải tiến và do đó những ngôi nhà mới bao giờ cũng tốt hơn. 

Vậy thì, tại sao nhà lại được coi là một tài sản đầu tư? Rõ ràng đây chỉ là xu hướng nhất thời, giống với thời kỳ đầu những năm 2000 và tôi không muốn nó quay trở lại. Tôi sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư và chỉ sống trong một ngôi nhà đi thuê”.

OTHER NEWS

Read more

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia ngân hàng, số liệu tỷ lệ nợ xấu 10% được đưa ra đã cách đây khoảng 5 tháng, từ đó đến nay, doanh nghiệp khó có cơ hội phục hồi nên tỷ lệ nợ xấu hiện phải lên tới 15%. “Nếu lấy tổng dư nợ […]

Read more