+ Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43% tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2014.
+ Cả nước hiện có hàng triệu người thất nghiệp và thiếu việc làm. Riêng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn đã gia tăng 0,42 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và gấp đôi tỷ lệ gia tăng thất nghiệp chung.
+Nếu như trước đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải thích tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp là do những người không tìm được việc làm ở thành thị đã trở về nông thôn để tham gia sản xuất nông nghiệp, thì đến nay nông thôn cũng không còn là chốn để những người thất nghiệp có thể dung thân.
+Những số liệu trên cảnh báo chúng ta rằng: việc tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, đặc biệt cho người lao động ở nông thôn, đã trở thành vấn đề rất cấp bách và thậm chí là vấn đề cần quan tâm bậc nhất ở Việt Nam. Và việc tăng lương tối thiểu ở mức quá cao sẽ không có lợi cho việc đạt được mục tiêu này. Vì một mặt, sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mới, tạo việc làm.
+ Mặt khác, đối với các doanh nghiệp còn đang hoạt động, thì có đến gần 70% không có lãi,việc tăng lương tối thiểu không hợp lý sẽ làm gia tăng tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp, buộc họ phải thu hẹp sản xuất, đẩy người lao động đang có việc làm ở thành thị trở lại nông thôn, làm tiếp tục gia tăng tình trạng thất nghiệp và gây bất ổn xã hội.
2-Tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn sẽ còn cấp bách hơn khi Việt Nam ký kết TPP: Nếu TPP được ký kết, ngành chăn nuôi, khu vực có đến 10 triệu lao động đang làm việc, sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất do cạnh tranh từ bên ngoài, mà như một số chuyên gia ví von, là sẽ rơi vào tình trạng “tối như Đêm ba mươi”.