TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS:ĐỪNG QUÊN MỘT SỰ THẬT LÀ: VIỆT NAM LÀ NƯỚC NHẬP KHẨU DÒNG XĂNG ,DẦU VÀ CÁC CHẾ PHẨM LIÊN QUAN!

19 June 2014


1-Vì quê hương đang phải đối phó với khủng hoảng Việt-Trung, nhiều người Việt nghĩ rằng tình hình Biển Đông sẽ tạo sóng lớn cho nền kinh tế toàn cầu, hay ít nhất là Đông Á. Gần như 70% các tin chính trong tháng vừa qua của các báo lề phải cũng như của mạng lề trái đều liên quan đến vụ giàn khoan và những phản ứng khác nhau của các lãnh đạo Việt.

 

2-Không một chuyên gia kinh tế độc lập nào của Âu Mỹ Nhật quan tâm về cuộc tranh chấp trên vì :

+Thực ra GDP của Việt Nam trên tổng số GDP của toàn cầu (85 ngàn tỷ USD vào 2012) nằm dưới 1.1 phần ngàn ( Và còn thua xa GDP của 1 bang Nam Corolina/Hoa Kỳ !);

+ Ngay cả với Trung Quốc, dù xẩy ra tình huống nào, ảnh hưởng của vụ tranh chấp cũng sẽ rất giới hạn.

3-Trong khi đó, cả thế giới đang theo dõi tình hình chuyển động tại Iraq và sự tồn tại của chánh phủ Maliki.

+ Iraq đang cung cấp khoảng 2. 4 triệu b/d hay khoảng 15 % tổng sản lượng dầu của OPEC.

+Một cuộc nội chiến lâu dài giữa phe Shia và phe Sunni sẽ giảm sâu nguồn cung cấp và giá dầu sẽ tăng mạnh trong vài năm tới.

4-Dù Mỹ đang năng nổ nhất trong việc can thiệp vào Iraq để giữ cân bằng cho địa chính trỉ, kinh tế Mỹ sẽ vượt thoát dễ dàng các thử thách mới này. Ba lý do:

+ Mỹ đã trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 của thế giới:

+ Đã gia tăng lượng sản xuất dầu lên vị trí thứ 3 thế giới (nhờ công nghệ shale oil);Và

+ Đang giảm thiểu lượng tiêu thụ dầu đáng kể nhờ công nghệ mới về năng lượng như mặt trời, hygrogen…

 

(FYI: Trong khi tổng cầu của phần còn lại của toàn cầu chưa bẳng 40% của riêng nước Mỹ (J.E .Stiglitz))

5-Trong khi đó, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn thêm vì :

+Nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã tăng lên đến 10.8 triệu b/d, trong đó 1.5 triệu đến từ Iraq.

+ Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được các vấn đề kinh tế khác đang đe doạ một hard landing: nợ xấu, bong bóng tài sản, lợi thế cạnh tranh…

+ Những vấn nạn này có thể bắt Trung Quốc phải điều chỉnh lại các chiến lược về chính trị toàn cầu kể cả có cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

+ Tuỳ vào những phân tích dài hạn hay ngắn hạn, Trung Quốc có thể mạnh bạo hơn về chuyện khai thác dầu;

+ Hay có thể hoà hoãn hơn để mua thời gian: Tình huống xấu nhất là phải tạo ra một cuộc chiến tranh giới hạn để người dân Trung Quốc tạm quên đi những đòi hỏi về sinh hoạt kinh tế hay chánh trị.

Alan Phan

PS: Để có một góc nhìn sâu hơn về cuộc bạo loạn tại Iraq, xin mời các bạn đọc bài phân tích của một BCA và là một chuyên viên Trung Á của Đại Học Amsterdam.

OTHER NEWS