PS: NGAY TỪ KHI MỞ WEBSITE NÀY TÔI ĐÃ KHẲNG ĐỊNH: INDIA SẼ LÀ CON RỒNG TRỖI DẬY TẠI CHÂU Á VÌ MẤY 4 LÝ DO CHÍNH: 1-THỂ CHẾ;2-DÂN SỐ;3-TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH;4-TỪNG LÀ THUỘC ĐỊA CỦA ANH (CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA PHÁP OR....!).
Theo tiến sĩ Jing Bing Zhang, giám đốc nghiên cứu của IDC Worldwide Robotics, Ấn Độ là nền kinh tế có khả năng thỏa mãn nhiều điều kiện trên nhất. Nhiều tập đoàn lớn cũng nhận ra tiềm năng của nước này khi dịch chuyển sang xuất sang đây.
Vào tháng 9/2016, tập đoàn Huawei tuyên bố đầu tư nhà máy sản xuất có công suất 3 triệu chiếc di động mỗi năm tại Ấn Độ. Trong khi đó, hãng Foxconn chuyên sản xuất cho Apple đã mở nhà máy trị giá 10 tỷ USD tại đây.
Lợi thế của Ấn Độ là khá rõ ràng khi có một nguồn lao động dồi dào, cả trình độ cao lẫn thấp với một thị trường tiêu dùng 1,2 tỷ dân. Mặc dù đa phần người dân Ấn Độ là nghèo nhưng thu nhập bình quân đầu người của nước này lại đang tăng lên.
Thêm vào đó, tỷ lệ người có bằng đại học tại Ấn Độ là khá lớn. Đây là một lợi thế khi các nhà máy sản xuất rất cần kỹ sư công nghệ, kỹ sư thiết kế, quản lý...
Các chính sách của Ấn Độ cũng đang giúp đỡ phát triển rất nhiều cho ngành sản xuất. Ngay từ năm 2014, chính phủ nước này đã phát động chương trình “Made in India” nhằm gia tăng tỷ lệ sản xuất trong nước. Năm 2015, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nhận được nhiều nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất thế giới trong khi hàng loạt công ty quốc tế có đánh giá hành chính công của nước này đã có những cải thiện đáng kể về năng suất.