TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: SAO LẠI BẤT NGỜ???

1-Việc Ngân hàng Nhà Nước tuyên bố cắt giảm lãi suất tiền gửi USD về mức 0%/năm đối với tiền gửi của doanh nghiệp đã tác động đến thị trường chứng khoán khiến nhà đầu tư nước ngoài xả hàng rất bất ngờ.

2-Dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, tính đến cuối tháng 7 là gần 37 tỷ USD.

+ Tuy nhiên, theo số liệu của trang điện tử tradingeconomics.com, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến ngày 28/9 là 34 tỷ 124 triệu USD.

+Ngay sau thông tin cắt giảm lãi suất USD về 0%/năm, phiên giao dịch ngày 28/9 các nhà đầu tư nước ngoài đã xả hàng rất bất ngờ, những cổ phiếu bị bán mạnh là VCB, HPG, GAS, CTD bị xả ồ ạt phiên ATC khiến cho dòng tiền nội trở tay không kịp.

+Tiếp đà giảm mạnh ở cuối phiên trước, thị trường phiên sáng nay 29/9 giảm khá sâu ngay khi mở cửa do áp lực bán mạnh vẫn tập trung lên các mã bluechips.

+ Khối ngoại liên tục bán ròng cũng tạo sức ép lớn lên thị trường. Các mã giảm nhiều: VNM giảm 2.000 đồng, MSN giảm 1.500 đồng, GAS giảm 600 đồng, VCB giảm 700 đồng, PVD giảm 400 đồng, NTP giảm 3.600 đồng, PLC giảm 300 đồng, ACB giảm 300 đồng....

+Kết thúc phiên giao dịch sáng 29/9, VN-Index giảm 3,64 điểm (-0,64%) xuống 561,24 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt trên 50 triệu đơn vị, trị giá 857,80 tỷ đồng.

3-Thị trường chứng khoán đang bị tác động bởi thông tin lo ngại về khả năng dòng tiền rút khỏi các thị trường mới nổi khi mùa công bố kết quả kinh doanh ở các thị trường này không khả quan.

+Phân tích của chỉ số Morgan Stanley Capital International (MSCI) cho thấy, lợi nhuận từ thị trường mới nổi đã suy giảm trong hai năm qua, còn lợi nhuận từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nhật Bản cũng suy giảm trong một năm trở lại đây.

+ Nguyên nhân, tiền rẻ từ các nước phát triển làm gia tăng trị giá của các tài sản ở thị trường mới nổi, chỉ số giá tiêu dùng và tiền tệ.

+Nhưng hiệu suất của các thị trường này không theo kịp tốc độ dòng vốn chảy vào.

+ Hệ quả là các thị trường này mất dần lợi thế cạnh tranh về giá, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng và phụ thuộc hơn vào dòng vốn USD từ bên ngoài.

+ Khi dòng vốn quay lại các thị trường phát triển, tiền tệ các nước mới nổi buộc phải hạ giá để hấp dẫn nhà đầu tư trở lại. Quá trình này gây nên các biến động trên thị trường chứng khoán.


OTHER NEWS

PS: Ở XỨ TA CÓ NHIÊU CÂU ĐỐ CỰC KỲ “THÂM”:1-NỢ XẤU LÀ BAO NHIÊU? 2-TỒN KHO BĐS LÀ BAO NHIÊU? 3-MARGIN LÀ BAO NHIÊU? 4-TRUNG LƯU CHIẾM  96 % HAY 100% ? HEHE…

Read more

PS: TS.NGUYỄN ANH TUẤN CHO ĐĂNG BÀI NÀY LÀ KHÔNG….”YÊU NƯỚC “, LÀ “VỌNG NGOẠI” NHÉ!

Read more