Hồi tháng Ba năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng trấn an lãnh đạo một số nước láng giềng rằng Trung Quốc có rất nhiều công cụ để ứng phó trong trường hợp kinh tế nước này tăng trưởng yếu đi.
Ông cũng không giấu việc Trung Quốc cần đến sự ủng hộ của các nước trong khu vực để xây dựng Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, nhằm tạo thế cân bằng với các định chế tài chính quốc tế.
Đồng thời, Trung Quốc cũng muốn tăng thêm các tiếng nói ủng hộ đồng Nhân dân tệ được chọn vào nhóm đồng tiền dự trữ quốc tế.
Theo bài viết trên tờ Wall Street Journal, ông Tập khi đó cũng hùng hồn tuyên bố trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 10 nghìn tỷ USD hàng hóa, đầu tư hơn 500 tỷ USD ra nước ngoài, và người Trung Quốc sẽ có hơn 500 triệu chuyến du lịch sang các nước khác.
Chính sách neo tỷ giá được Trung Quốc áp dụng một thời gian dài, quả thực, đã giúp củng cố niềm tin vào đồng Nhân dân tệ, hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu, du lịch, đầu tư của Trung Quốc. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ ổn định cũng phần nào mang đến sự ổn định về thương mại, đầu tư cho một số nước xung quanh.
Thế rồi trong tuần này, toàn thế giới và đặc biệt các nước láng giềng của Trung Quốc được một phen choáng váng.
Một công cụ rất mạnh đã được Trung Quốc sử dụng, đó là phá giá tiền tệ. Trong có vài ngày, đồng Nhân dân tệ đã được điều chỉnh giảm đến gần 5%.
Không hề được thông báo trước và cũng không nhận được một thông điệp nào về khả năng hạ giá Nhân dân tệ, chính phủ và giới đầu tư nhiều nước châu Á không khỏi bối rối.
Malaysia, nước mà Trung Quốc muốn củng cố quan hệ để ứng phó với Mỹ, đã hứng chịu hậu quả không nhỏ từ việc Trung Quốc hạ tỷ giá. Sau động thái từ phía Trung Quốc, đồng Ringgit của Malaysia vốn đã giảm sâu trước đó, nay lại trượt tiếp 2%. Hiện giá trị đồng tiền này đang ở mức thấp nhất từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
Đồng nội tệ của Indonesia cũng rơi xuống mức thấp của thời khủng hoảng 1998. Hiện đồng tiền này giao dịch ở mức 13.789 Rupiah/USD.
Đồng Won Hàn Quốc giảm giá sâu, mất đến 2,3% giá trị sau hai phiên và chốt phiên gần nhất ở mức 1.190,80 Won/USD. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng đã rất cố gắng để cứu đồng nội tệ, nhưng các biện pháp này dường như không đủ để khiến thị trường yên tâm.
Đồng Rupiah của Ấn Độ cũng mất 1,6% giá trị, rớt xuống mức thấp nhất hai năm. Nhiều đồng tiền khác tại châu Á bao gồm đồng Yên Nhật và đồng Đô la Úc cũng giảm giá.
Sau khi Trung Quốc phá giá nội tệ, Chính phủ Indonesia đã phải họp khẩn cấp ngay trong đêm thứ Ba để tìm cách ứng phó, mà vẫn chưa tìm được biện pháp nào hiệu quả tức thì. Họ vội vã bán ra USD dự trữ để cứu đồng nội tệ. 500 triệu USD đã được đẩy ra thị trường, còn tiền Indonesia thì vẫn cứ trượt giá.
Vốn đang khó khăn khi xuất khẩu suy giảm, cú sốc tỷ giá Nhân dân tệ sẽ khiến kinh tế của nhiều nước châu Á còn chật vật hơn nữa. Ngân hàng ANZ tính toán rằng việc đồng Nhân dân tệ phá giá có thể lấy đi từ 0,5% cho đến 0,75% tăng trưởng kinh tế của một số nước.
Đồng thời, Trung Quốc cũng muốn tăng thêm các tiếng nói ủng hộ đồng Nhân dân tệ được chọn vào nhóm đồng tiền dự trữ quốc tế.
Theo bài viết trên tờ Wall Street Journal, ông Tập khi đó cũng hùng hồn tuyên bố trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 10 nghìn tỷ USD hàng hóa, đầu tư hơn 500 tỷ USD ra nước ngoài, và người Trung Quốc sẽ có hơn 500 triệu chuyến du lịch sang các nước khác.
Chính sách neo tỷ giá được Trung Quốc áp dụng một thời gian dài, quả thực, đã giúp củng cố niềm tin vào đồng Nhân dân tệ, hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu, du lịch, đầu tư của Trung Quốc. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ ổn định cũng phần nào mang đến sự ổn định về thương mại, đầu tư cho một số nước xung quanh.
Thế rồi trong tuần này, toàn thế giới và đặc biệt các nước láng giềng của Trung Quốc được một phen choáng váng.
Một công cụ rất mạnh đã được Trung Quốc sử dụng, đó là phá giá tiền tệ. Trong có vài ngày, đồng Nhân dân tệ đã được điều chỉnh giảm đến gần 5%.
Không hề được thông báo trước và cũng không nhận được một thông điệp nào về khả năng hạ giá Nhân dân tệ, chính phủ và giới đầu tư nhiều nước châu Á không khỏi bối rối.
Malaysia, nước mà Trung Quốc muốn củng cố quan hệ để ứng phó với Mỹ, đã hứng chịu hậu quả không nhỏ từ việc Trung Quốc hạ tỷ giá. Sau động thái từ phía Trung Quốc, đồng Ringgit của Malaysia vốn đã giảm sâu trước đó, nay lại trượt tiếp 2%. Hiện giá trị đồng tiền này đang ở mức thấp nhất từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.
Đồng nội tệ của Indonesia cũng rơi xuống mức thấp của thời khủng hoảng 1998. Hiện đồng tiền này giao dịch ở mức 13.789 Rupiah/USD.
Đồng Won Hàn Quốc giảm giá sâu, mất đến 2,3% giá trị sau hai phiên và chốt phiên gần nhất ở mức 1.190,80 Won/USD. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng đã rất cố gắng để cứu đồng nội tệ, nhưng các biện pháp này dường như không đủ để khiến thị trường yên tâm.
Đồng Rupiah của Ấn Độ cũng mất 1,6% giá trị, rớt xuống mức thấp nhất hai năm. Nhiều đồng tiền khác tại châu Á bao gồm đồng Yên Nhật và đồng Đô la Úc cũng giảm giá.
Sau khi Trung Quốc phá giá nội tệ, Chính phủ Indonesia đã phải họp khẩn cấp ngay trong đêm thứ Ba để tìm cách ứng phó, mà vẫn chưa tìm được biện pháp nào hiệu quả tức thì. Họ vội vã bán ra USD dự trữ để cứu đồng nội tệ. 500 triệu USD đã được đẩy ra thị trường, còn tiền Indonesia thì vẫn cứ trượt giá.
Vốn đang khó khăn khi xuất khẩu suy giảm, cú sốc tỷ giá Nhân dân tệ sẽ khiến kinh tế của nhiều nước châu Á còn chật vật hơn nữa. Ngân hàng ANZ tính toán rằng việc đồng Nhân dân tệ phá giá có thể lấy đi từ 0,5% cho đến 0,75% tăng trưởng kinh tế của một số nước.