1-Tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc khiến Bắc Kinh không có nhiều lựa chọn ngoài việc chấp nhận một đồng nhân dân tệ yếu dần để lại thúc đẩy xuất khẩu.
2- Do vậy thế giới khó tránh khỏi một
cuộc chiến tiền tệ tiếp tục kéo dài trong năm 2016.
+ Phát biểu trên Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ đầu năm 2016, nhà đầu cơ nổi tiếng George Soros cho rằng, nguy cơ hạ cánh cứng của nền kinh tế TQ sẽ làm gia tăng áp lực giảm phát triển toàn cầu.
+ NĐT có tên tuổi gắn liền với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998 cho biết ông đặt cược vào sự mất giá của các đồng tiền châu Á so với đồng USD: Theo đó, các nước trong khu vực sẽ giảm giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế TQ giảm tốc.
+Theo ông Soros, TQ có nguồn lực lớn (gần 3,3 nghìn tỷ USD dự trữ ) để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ ảnh hưởng lan tỏa khắp thế giới
+ Không chỉ có Soros đưa ra dự báo như vậy, trước đó, rất nhiều nhà kinh tế cho rằng, một cuộc chiến tiền tệ tại châu Á là khó tránh khỏi.
+ Kinh tế TQ giảm tốc một cách khó kiểm soát và nếu muốn lấy lại tăng trưởng kinh tế nhanh Bắc Kinh có rất ít lựa chọn ngoại trừ việc để đồng tiền này suy yếu để thúc đẩy xuất khẩu kích thích tăng trưởng kinh tế.
+Đại diện Mizuho cho rằng, việc phá giá đồng NDT có thể châm ngòi cho sự tháo chạy của dòng vốn và tác động tiêu cực đến kinh tế nước này. Đà giảm giá của NDT trong 2015 được cho là chủ ý của PBoC. Trong khi đó, mỗi sự hắt hơi sổ mũi của TQ đều ảnh hưởng tới toàn thế giới, tới cả Mỹ và châu Âu.
+Trên CNBC, cuối 2015, Societe Generale cho rằng, việc đồng NDT giảm giá sâu sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra một cuộc chiến tranh tiền tệ. Các nhà tạo lập chính sách các nước có thể điều chỉnh chính sách và/hoặc giới đầu tư có thể nhấn chìm nhiều đồng tiền của các thị trường mới nổi.