1-Khi thị trường bất động sản đóng băng, việc huy động vốn và bán sản phẩm gặp khó khăn dẫn đến nhiều chủ đầu tư “vỡ trận”, buộc phải ngừng thi công, bỏ hoang dự án, gây ra nhiều hệ lụy xấu khi người mua không được nhận nhà, cũng không thể lấy lại tiền.
2-Từ năm 2014:
+ Nhiều nhà phân phối bất động sản đã chủ động bỏ tiền đầu tư vào các dự án dở dang, hoàn thiện sản phẩm giao cho người mua nhà.
+ Bên cạnh đó, các nhà phân phối tiếp tục thu tiền theo hợp đồng mà chủ đầu tư đã bán trước đây và tổ chức phân phối các sản phẩm chưa bán.
3-Các tin quảng cáo mà nhà phân phối bất động sản thường sử dụng như “Công ty A nhận chuyển nhượng dự án X, dự án Y”,… chỉ là chiêu trò bán hàng và không đúng sự thật.
+ Bản chất của những thương vụ này là việc nhà phân phối mua lại các sản phẩm chưa bán hết (là nhà đầu tư thứ cấp), sau đó bán lại cho người mua nhà (mua sỉ của chủ đầu tư rồi chuyển nhượng hợp đồng), sau khi ký văn bản chuyển nhượng, trách nhiệm pháp lý của nhà phân phối cũng chấm dứt.
+Công thức chung của những thương vụ kiểu này là: nhà phân phối “mua” toàn bộ căn hộ hoặc mua những căn hộ còn lại hoặc một phần dự án của chủ đầu tư, sau đó đặt một cái tên mới cho dự án (tên này không phải là tên pháp lý của dự án) để lừa dối khách hàng theo hướng một dự án mới hoàn toàn.
+Nhà phân phối soạn hợp đồng mua bán căn hộ mới, trong đó, nhà phân phối đóng vai như chủ đầu tư của dự án và giao dịch với khách hàng. Bản chất đây là việc chuyển nhượng hợp đồng. Thậm chí, việc chuyển nhượng này được thực hiện tại nơi công chứng nhưng công chứng viên không phân biệt được đâu là hợp đồng mua lần đầu và văn bản chuyển nhượng hợp đồng.