TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Saudi Arabia lo sợ rằng Iran sẽ sử dụng hàng chục tỷ USD trước đây bị "đóng băng" và tận dụng các cơ hội kinh doanh mới để hỗ trợ các nhóm nổi dậy Hồi giáo dòng Shi’ite gây bất ổn cho các chính quyền Hồi giáo dòng Sunni, đồng thời sử dụng nguồn thu mới để mua vũ khí phục vụ các mục tiêu bành trướng lãnh thổ của nước này. Saudi Arabia cũng lo sợ Iran sẽ gian lận trong thỏa thuận hạt nhân vừa ký, đẩy Trung Đông vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

2-Yemen: Đây có thể được coi là ví dụ điển hình nhất cho cuộc "chiến tranh mượn tay kẻ khác" giữa Saudi Arabia và Iran. Saudi Arabia đang dẫn đầu một liên minh quân sự trong khu vực để tiêu diệt các phiến quân nổi dậy Houthi thuộc dòng Shi’ite, lực lượng đang đe dọa lật đổ chính quyền Yemen. Trong khi đó, các phiến quân nổi dậy này lại nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Iran.

3-Syria: Iran hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm qua bằng cách cung cấp cả tài chính lẫn các tay súng đến từ phong trào Hezbollah ở Liban. Trong khi đó, Saudi Arabia cùng với Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại đang hỗ trợ các nhóm nổi dậy người Sunni, vốn chống lại Tổng thống Assad. Mỹ quan ngại rằng một số trong các nhóm đó hiện trở nên quá cực đoan và có thể liên minh với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng - một tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni mà liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang nỗ lực đẩy lùi tại Syria và Iraq.

4. Iraq: Mặc dù có đa số dân là người Hồi giáo dòng Shi’ite, song trong hàng thập kỷ Iraq đã được điều hành bởi nhà lãnh đạo Hồi giáo dòng Sunni Saddam Hussein cho đến khi cuộc xâm lược do Mỹ khởi xướng hồi năm 2003 lật đổ thể chế của ông. Hiện tại, chính quyền Iraq với đa số theo dòng Shi’ite đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Iran. Saudi Arabia tỏ ra thận trọng với chính quyền Iraq và đồng cảm với những người Hồi giáo dòng Sunni, những người đang cảm thấy bị chính phủ xa lánh.

5. Dầu mỏ: Là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, Saudi Arabia đã từ chối cắt giảm sản lượng, cho dù giá dầu "lao dốc", nhằm bảo vệ thị phần của mình. Kết quả là thế giới hiện đang “ngập trong dầu giá rẻ”. Việc giá dầu giảm mạnh đã khiến vương quốc này phải cắt giảm mạnh ngân sách chính phủ. Sự dư thừa dầu mỏ có lẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn một khi các lệnh trừng phạt đối với Iran được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân. Một khi được quyền tiếp cận với thị trường thế giới, Iran - theo ước tính có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới - có khả năng xuất khẩu 500.000 thùng dầu mỗi ngày. Con số đó có thể gia tăng khi Iran khôi phục được các cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp dầu mỏ "có thâm niên" của mình.

OTHER NEWS

Bong bóng chứng khoán đã làm nhiều người quên mất một vấn đề cốt lõi trong nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là tình trạng dư thừa công suất sản xuất. Trong ngày 9-9, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc đã thừa nhận rằng nước này […]

Read more
Read more