TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Martin Feldstein, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard và Chủ tịch danh dự của Cục Nghiên cứu Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế mang tên Ronald Reagan từ năm 1982 đến năm 1984. Năm 2006, ông được bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn tình báo nước ngoài của Tổng thống Bush; năm 2009, được bổ nhiệm vào Hội đồng Cố vấn về khôi phục kinh tế của Tổng thống Obama. Hiện nay ông là thành viên của ban giám đốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Ủy ban ba bên, và Nhóm 30, một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận với mục đích là tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề kinh tế toàn cầu.

I-Cuối năm (xuất bản ngày 28 tháng 12 năm 2015 – ND) là lúc xem xét những rủi ro nằm ở phía trước.

1-   Tất nhiên có những rủi ro kinh tế lớn, trong đó có đánh giá sai tài sản do là lãi suất quá thấp trong suốt thập kỷ vừa qua, do sự thay đổi cơ cấu kinh tế Trung Quốc và sự yếu kém trong thời gian dài của các nền kinh tế châu Âu.

2-    Nhưng những rủi ro dài hạn quan trong là địa chính trị, xuất phát bốn tác nhân: Nga, Trung Quốc, Trung Đông và không gian mạng.

II- Mối nguy hiểm về địa chính trị :

 

+Từ việc Putin ngày càng dựa vào hành động quân sự ở nước ngoài - ở Ukraine và bây giờ là ở Syria – nhằm duy trì sự ủng hộ ở trong nước;

+ Trong khi ông ta sử dụng các phương tiện truyền thông ở trong nước (hiện nay gần như nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của điện Kremlin) nhằm tán dương tầm quan trọng của Nga trên vũ đài quốc tế.

+ Nga cũng dùng xuất khẩu khí đốt sang Tây Âu và Thổ Nhĩ Kỳ làm vũ khí kinh tế, mặc dù quyết định gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm nguồn khí đốt từ Israel cho thấy giới hạn của chiến lược này.

+ Cách Putin phản ứng trước quyết định này và trước những thách thức khác cho thấy Nga sẽ vẫn là nguồn gốc của sự bất định đáng kể đối với phần còn lại của thế giới.

OTHER NEWS