TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng suy giảm kéo dài từ năm 2010:

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2013 chỉ tăng 5,42% so với năm 2012, cao hơn mức 5,25% năm 2012 nhưng thấp hơn mục tiêu 5,5%;

+Thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm ngày càng gia tăng đặc biệt là tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên;

+ Tiền lương thực tế của đa số người dân trên đà giảm sút.

+ Kiểm soát được lạm phát ở mức thấp;

+ Nhưng đổi lại là tăng trưởng sản lượng vẫn suy giảm, khu vực sản xuất trì trệ, thiếu động lực phát triển và bị thu hẹp;

2- Thực tế thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở VN:

 

+ Vẫn tiếp tục dựa phần lớn vào các nguồn thu không bền vững như thu từ dầu thô, giao quyền sử dụng đất, từ việc bán các tài sản sở hữu nhà nước đã chiếm khoảng 25% tổng thu NSNN.

+ Các nguồn thu khác (thu từ khu vực doanh nghiệp, xuất nhập khẩu) suy giảm do chính sách thuế thay đổi và cam kết cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại.

+Việc thúc ép thu nợ thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong khi nguồn thu không có thực tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp năm 2014.

3-Trong khi đó, chi ngân sách có một số vấn đề đáng quan tâm:

+ Chi trả nợ (cả lãi và gốc) trong tổng chi ngân sách đang gia tăng;

 

+ Chi thường xuyên cho bộ máy đã lớn hơn tổng thu thuế và phí của Nhà nước;

4-Báo cáo của Ủy ban Kinh tế đưa ra nhiều nhận định khác với những điều có thể rút ra từ các số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê?

+ Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng theo năm tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thống kê là bao quát, kịp thời, nhất quán, minh bạch và chính xác thì thống kê Việt Nam còn nhiều tồn tại. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề nghị việc sửa đổi Luật thống kê trong thời gian tới cần đảm bảo hướng tới tính minh bạch, trung thực và khoa học của số liệu thống kê.

+ Cơ quan thống kê cần có tính độc lập tương đối với Chính phủ, có thể thành lập một hội đồng chuyên môn độc lập, hoạt động theo các quy định của pháp luật và đặt dưới sự giám sát trực tiếp của một cơ quan chuyên môn của Quốc hội và Quốc hội.

5- Đổi mới thể chế - chìa khóa cho tái cơ cấu kinh tế

+ Những điểm nghẽn quan trọng có thể kể đến là vấn đề quản trị DNNN và còn duy trì ở diện rộng DNNN;

+ Phân cấp phân quyền đi đôi với ràng buộc trách nhiệm chưa đúng mức trong quản lý đầu tư công: Nếu tính ngân sách nhà nước phân cho địa phương, bao gồm cả phần hỗ trợ có mục tiêu, thì tỉ trọng vốn đầu tư công do địa phương quản lý đã lên tới 70%.

+ Những cải cách thể chế đáng kể nhất đều thuộc về giai đoạn “tiền WTO”, còn trong giai đoạn “hậu WTO” thì gần như ít có cải thiện, thậm chí một số khía cạnh còn thụt lùi. Nói cách khác, trước WTO, cải cách thể chế đi trước trình độ hội nhập của nền kinh tế, còn sau WTO mối quan hệ này bị đảo ngược lại.

OTHER NEWS