TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Cuối cùng, điều nhiều người mong đợi, cũng đã được khởi động khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường.

1-Chiết khấu bao nhiêu %?

+Thực tế, sẽ có những món nợ bán được với tỉ lệ cao, nhưng có những món nợ phải chiết khấu đến 90%,thậm chí giá mua những khoản nợ này có thể âm, nếu người vay mất khả năng trả nợ và tài sản bảo đảm không còn nhiều giá trị.

+ Các chuyên gia tài chính cho biết, với mức chiết khấu 60%, chắc chắn nợ xấu Việt Nam sẽ rất hấp dẫn. Còn nếu bán với mức chiết khấu chỉ 30% như VAMC trước đây đã mua, thì không hấp dẫn, bởi giá tương đối cao. Tất nhiên, với mức chiết khấu cao thì bán nợ xấu nhanh hơn nhưng các NH cũng sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.

+Nợ xấu của các ngân hàng NHTM hiện nay là thứ hàng hóa mất giá lớn.

 

+ Nguyên nhân từ các tài sản đảm bảo mất giá, hoặc bị nâng khống giá trị để vay vốn trước đây.

 

+Theo các số liệu thống kê, hiện 70% nợ xấu được thế chấp bằng bất động sản, mà giá bất động sản đã giảm mạnh so với trước kia và có tính thanh khoản thấp.

Một ví dụ được dẫn ra để ước tính, trước kia vào thời điểm sốt đất, giá bất động sản tăng cao, một lô đất có giá trị khoảng 100 tỷ đồng đem thế chấp NH, có thể được vay khoảng 70 tỷ đồng. Nhưng nay giá thị trường của lô đất này có thể giảm chỉ còn 30 tỷ đồng, thì khi bán nợ các ngân hàng sẽ thua lỗ, mất vốn là điều khó tránh khỏi.

Với các tài sản đảm bảo là động sản, rủi ro cũng không kém, bởi giá trị bị hao mòn theo năm tháng, bị lỗi mốt, hết hạn, hư hỏng... khiến cho giá thị trường tại thời điểm định giá sẽ thấp hơn nhiều so với thời điểm cho vay.

Không những thế, nhiều khoản vay đã được người vay nâng khống giá trị để vay với số vốn cao hơn nhiều so với giá trị thực tế.

Chẳng hạn một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá trị lên 800 - 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp ngân hàng để vay 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt mất hơn 500 tỷ đồng.

Hay câu chuyện 1 DN đã dùng hơn 3.000 tấn cà phê, trong đó chỉ có 700 tấn là cà phê thật, số còn lại là vỏ cà phê, rác cùng hàng trăm loại tạp chất trộn lẫn đóng bao, giá trị chưa nổi 100 tỷ đồng, để thế chấp vay vốn tổng cộng hơn 600 tỷ đồng, cũng khiến các ngân hàng mất 500 tỷ đồng.

2-Một giai đoạn mất mát?

+ Với hàng ngàn khoản nợ xấu, khi bán theo giá thị trường, các ngân hàng sẽ thiệt hại rất lớn, đương nhiên ngân hàng phải hạch toán lỗ, mất vốn. Và nếu cơ chế này thực thi thì các ngân hàng sẽ phải đối diện với một giai đoạn mất mát lớn.

 

+Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giảm chỉ còn 2,9%. + Nhưng theo các chuyên gia, con số thật có thể cao hơn nhiều. Với số nợ xấu lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, nếu giảm giá trị 60%, thì các NH sẽ đối diện nguy cơ mất mát rất lớn.



+Vậy, câu hỏi đặt ra là các NH nên cắt lỗ nợ xấu, bán đi thu hồi được đồng nào hay đồng ấy, hay vẫn muốn giữ lại những " xác chết"?.

+ Nghĩa là người bán nợ xấu sẽ phải bù thêm tiền cho người mua nợ xấu. Đổi lại, khoản nợ đó được xử lý và các NH sẽ làm sạch được bảng cân đối kế toán, tình hình tài chính trên sổ sách lành mạnh hóa.

+ Tất nhiên như vậy, số vốn các NH bị mất sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

OTHER NEWS

1-Hơn một năm trước, ngày 7/3/2014, Chính phủ ra nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước ở […]

Read more

PS: KHÔNG NẰM NGOÀI TIÊN LIỆU /4C/FORESEE VỀ “KHỦNG HOẢNG 3 IN 1” CỦA ẨN SỸ ĐẠI NGU ĐƯA RA CUỐI 2012! Từ đầu năm 2016 đến nay, theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hose): 1-Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu trị giá tổng cộng 59.744 […]

Read more