1-Tín dụng tăng trưởng nhanh trong khi GDP lại tăng trưởng thấp, về mặt lý thuyết kinh tế thì hai chỉ số này có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau.
2-Kết quả này phần nào cho thấy có thể tín dụng đang được phân bổ phần lớn vào những lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng thấp.
+ Đó có thể là các doanh nghiệp thương mại, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. Con số thâm hụt thương mại lên tới 3,1 tỷ USD chỉ trong 4,5 tháng đầu năm phần nào lý giải cho nhân định trên. Hàng tiêu dùng được nhập khẩu và được phân phối lại cho người người dân gần như sẽ không đóng góp nhiều vào GDP. Con số thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày tăng nhanh theo thời gian là một tín hiệu rõ ràng.
+ Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản có lẽ cũng đang hấp thụ nguồn vốn tín dụng rất lớn từ các ngân hàng. Thị trường đang có những chuyển biến rất tích cực về cơ cấu nguồn cung, tăng tỷ trọng phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân, giảm dần tỷ trọng phân khúc cao cấp cùng với con số tăng trưởng cho vay mua bất động sản lên tới gần 40% trong năm 2016 nhiều khả năng vẫn giữ được nhiệp độ trong năm 2017… được xem là những cơ sở để chứng minh cho nhận định trên.