TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: KHÔNG KÉO CẢ ĐẠI CA VÀO SỐ ….“CHÍ PHÈO” NÀY NHÉ!
 
TBKTSG trao đổi với ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước những cảnh báo về nợ công, nợ xấu mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra gần đây.

1-TBKTSG: Ngân hàng Thế giới vừa công bố nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỉ đô la Mỹ đến cuối năm 2014. Ông nhìn nhận con số này như thế nào?

- Ông Võ Trí Thành: Cách tính này của WB không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Nếu tính cả nợ của DNNN thì có nhiều người cho rằng nợ công phải trên 100% GDP. Theo tôi, muốn tính rủi ro của nợ công, thì phải tính nhiều yếu tố như hiệu quả của đầu tư công, của DNNN... chứ không chỉ mình con số đó.

2-TBKTSG: Theo ông, rủi ro chính nằm ở đâu?

- Phải nhìn tổng thể vì các biến số này rất phức tạp, lan tỏa lẫn nhau. Ví dụ, Bộ Tài chính vay quốc tế 750 triệu đô la, rồi cho Vinashin vay lại, thì đấy là nợ công. Đến lượt mình, Vinashin huy động trong nước 10.000 tỉ đồng thì đó là nợ doanh nghiệp. Vinashin cũng vay nợ nước ngoài mấy trăm triệu đô la nữa. Đây là ví dụ điển hình cho thấy nợ công và DNNN quan hệ chặt chẽ với nhau.
 

3-TBKTSG: Riêng về lĩnh vực ngân hàng, WB cho rằng, quy mô thực tế của nợ xấu vẫn chưa được làm rõ và nợ xấu vẫn là mối quan ngại chính. Ý ông thế nào?

- Tốc độ xử lý ngân hàng chưa như mong muốn. Trong giai đoạn đầu, tái cấu trúc nhằm ba mục tiêu. Thứ nhất là xử lý những ngân hàng yếu kém để đảm bảo an toàn, không gây đổ vỡ hệ thống. Thứ hai vẫn phải gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, dòng tiền, cung tiền. Thứ ba là xử lý nợ xấu.

Bước thứ nhất rõ ràng là đã làm được, tránh được đổ vỡ, ổn định kinh tế vĩ mô, và tạm gạt được đống nợ. Bước tiếp theo khó hơn nhiều, để xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về giám sát, minh bạch, thống kê, thông tin... Giai đoạn này phức tạp hơn vì các ngân hàng Việt Nam không đáp ứng được.

4-TBKTSG: WB vẫn đánh giá Việt Nam tăng trưởng vào loại “nhất thế giới”. Ông có đồng ý quan điểm đó không?

- Nói về con số thống kê thì điều đó là đúng. Nhưng điều quan trọng là chất lượng tăng trưởng đã bền vững hay chưa, quá trình cải cách như thế nào, những rủi ro và khó khăn của quá trình đó sẽ được xử lý ra sao. Cái đó mới quan trọng. Ông có thể xây tòa tháp cao nhất thế giới, nhưng hiệu quả của tòa tháp đó như thế nào?

5-TBKTSG: Ông có nghĩ rủi ro bất ổn sẽ lặp lại trong hai năm tới không, khi nhiều FTA có hiệu lực, như những gì Việt Nam trải qua sau khi gia nhập WTO?

Ví dụ mở thị trường chứng khoán phái sinh. Đồng ý làm, nhưng việc đó còn phải gắn với năng lực quản lý. Lý do là cách can thiệp của Nhà nước trong thị trường tài chính và thị trường hàng hóa dịch vụ khác nhau. Độ mở, độ tự do trong thị trường hàng hóa dịch vụ có thể nhanh hơn so với năng lực quản lý; nhưng với thị trường tài chính thì khác, đây là thị trường cao cấp, tinh xảo, ma mãnh và tham lam; anh không nâng cao hiểu biết về kỹ thuật thì hỏng.

OTHER NEWS

Read more

“I’m going to be arguing, and I’m encouraging my colleagues to argue, that we are the firewall against socialism in this country,” McConnell added.

Read more