TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Mới đây, tại cuộc hợp báo thường kỳ của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết:

+ Nợ công so với GDP ước của năm 2014 là 59,6%.

+ Con số này Bộ Tài chính đang đối chiếu với các nhà tài trợ và qua quyết toán của các đơn vị, thực tế có thể còn thấp hơn một chút, do số lượng rút vốn bảo lãnh thực tế.

+ Trong đó, nợ Chính phủ là 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 11,4%; 0,8% là nợ chính quyền địa phương.

+  Thứ trưởng Mai nhấn mạnh: “Con số mà truyền thông trích dẫn nguồn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nợ công của Việt Nam khoảng 66,4% GDP là không chính xác, do cách tính sai lầm”.

Theo bà Mai, con số 66,4% là đã tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng 5%. Trong khi, theo Luật Quản lý nợ công hiện hành, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.

2-TS Đỗ Thiên Anh Tuấn (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) lại cho rằng:

+ Định nghĩa nợ công nói trên tuy đúng với tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhưng đã “bỏ qua” nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thành phần vốn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

+Ngay cả khi không được Chính phủ bảo lãnh chính thức, một khi DNNN vỡ nợ thì Chính phủ cũng phải can thiệp bằng cách này hoặc cách khác.

+ Chính vì vậy, nếu thận trọng tính cả nợ của DNNN thì tỉ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam đã trên dưới 100% GDP, chưa kể nợ đọng xây dựng cơ bản hiện chiếm khoảng 1,5% GDP!

OTHER NEWS

MR.DOOM BÌNH: GDP TÍNH LẠI 1 LỖI HỆ THỐNG ĐÃ TĂNG 1 PHÁT GẦN 25% + GDP/ĐẦU NGƯỜI ĐẶT $3K + XUẤT SIÊU 9,9 TỶ + KIỀU HỐI GẦN $ 17 TỶ + GDP VỌT 7.02% NHẤT HÀNH TINH + HƠN 363 TỶ FDI + 18 TRIỆU KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI +++ = SỨC […]

Read more

PS:”XANH VỎ,ĐỎ LÒNG”? Dù 96,5% số doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, nhưng chỉ có 8% số vốn Nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân. Nguồn lực hầu như vẫn nguyên sở hữu nhà nước và các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đứng ngoài cơ cấu quản lý doanh […]

Read more